Các y bác sĩ ở Pakistan đang lên tiếng bất b́nh v́ phải tay không chống đại dịch. Nhiều bác sĩ Pakistan biểu t́nh phản đối t́nh trạng thiếu thiết bị bảo hộ khi điều trị cho bệnh nhân Covid-19, nhưng bị cảnh sát đàn áp.
Amanullah, một bác sĩ ở Quetta, Balochistan, miền núi tây nam Pakistan, tham gia cuộc biểu t́nh hôm 7/4 để phản đối t́nh trạng thiếu thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE), cho hay đă bị cảnh sát "đánh đập và nhục mạ".
"Ban đầu tôi nghĩ, 'sao cảnh sát có thể dùng bạo lực chống lại những chiến binh trên tiền tuyến chống Covid-19 khi vài ngày trước, chính họ vừa vinh danh chúng tôi?'", Amanullah nói khi đang bị giam trong đồn cảnh sát ở Quetta.
"Nhưng chúng tôi đă nhầm. Mưa gậy gộc và báng súng trút xuống chúng tôi. Chúng tôi bị kéo lê trên đường phố, ném lên xe tải", ông nói, cho biết ḿnh và 60 y bác sĩ nữa bị giam qua đêm trong đồn cảnh sát và đến đêm 7/4 mới được thả tự do.

Cảnh sát bắt giam nhân viên y tế và bác sĩ tham gia biểu t́nh ở Quetta, Balochistan, hôm 6/4. Ảnh: AFP.
16 y bác sĩ, bao gồm trưởng khoa, trong khoa cấp cứu mà Amanullah làm việc đều bị nhiễm nCoV. "Chúng tôi không thể biết được đă lây cho bao nhiêu bệnh nhân", ông nói thêm.
Nhiều bệnh nhân mà ông và các đồng nghiệp trong khoa cấp cứu đang điều trị đă dương tính với nCoV. Tuy nhiên, các y bác sĩ trong bệnh viện nhà nước này vẫn chưa được cung cấp thiết bị bảo hộ cá nhân. Các cơ sở chưa được chỉ định là bệnh viện điều trị Covid-19 vẫn không có khu cách ly riêng dành cho bác sĩ nhiễm virus.
Vùng Balochistan, tâm dịch bùng phát nCoV của Pakistan, chỉ có 19 máy thở. Pakistan ghi nhận hơn 4.000 ca dương tính nCOV, nhưng tỷ lệ người được xét nghiệm c̣n rất thấp và các bác sĩ tin rằng con số nhiễm thực tế cao hơn nhiều.
"Chúng tôi rất buồn và căng thẳng v́ không biết có bao nhiêu bệnh nhân bị lây hoặc sẽ bị lây từ chúng tôi", Amanullah nói. "Đó là lư do chúng tôi biểu t́nh đ̣i PPE. Nó không phải dành cho chúng tôi, mà dùng để cứu mạng nhiều người".
Younas Elahi, bác sĩ trong một bệnh viện ở Quetta, cho hay với những y bác sĩ chưa được cấp đồ bảo hộ cần thiết, việc "tay không" điều trị cho bệnh nhân nCoV chẳng khác nào tự sát.
"Bác sĩ đang tự giết ḿnh trong bệnh viện bằng cách điều trị cho bệnh nhân mà thiếu đồ bảo hộ", Elahi nói. "Họ không có trang thiết bị an toàn. Trong khi đó, chính phủ lại dung túng cho bạo lực chống lại bác sĩ".
Không có thiết bị bảo hộ phù hợp, bác sĩ chẳng c̣n lựa chọn nào khác ngoài từ chối điều trị cho bệnh nhân nhiễm nCoV, ông bày tỏ, gọi đây là t́nh trạng "điên rồ". "Chúng tôi cũng rất dễ bị tổn thương. Tôi đă khóc khi thấy bệnh nhân cầu xin giúp đỡ trong lúc bác sĩ không dám chạm vào họ. Cơ sở y tế ở đây rất tệ, tôi cho rằng đại dịch này là không thể chạy chữa ở Balochistan", Elahi nói.
Viện Khoa học Y tế Pakistan ở thủ đô Islamabad, một trong những bệnh viện lớn nhất được chỉ định để đối phó nCoV, cũng chỉ có 50 máy thở. Hai phần ba dân số Pakistan sống ở nông thôn không có điều kiện tiếp cận bệnh viện được trang bị đầy đủ để điều trị bệnh nhân nCoV, thậm chí không có bất cứ cơ sở y tế nào.
Bác sĩ Zafar Mirza, cố vấn y tế cho Thủ tướng Imran Khan, cho biết vấn đề không nằm ở thiếu trang thiết bị, mà "do sử dụng PPE không hợp lư". "Chính phủ liên bang đă cung cấp ít nhất gấp ba lần số lượng yêu cầu, nhưng do không sử dụng hợp lư và thất thoát vật tư, chúng không thể đến đúng tay người cần", ông nói.
Từ năm 2010, lĩnh vực y tế ở Pakistan đă được phân xuống cho chính quyền tỉnh, nơi thường xảy ra t́nh trạng quản lư sai sót và thiếu hụt vật tư, khiến các tiêu chuẩn điều trị trên cả nước có nhiều khác biệt.
T́nh trạng rối loạn khi đối phó với nCoV ở Pakistan cũng lên tới đỉnh điểm khi chính phủ liên bang, chính quyền tỉnh và quân đội tranh căi về việc có nên phong tỏa toàn quốc hay không.
Hôm 23/3, Thủ tướng Khan tuyên bố sẽ không phong tỏa v́ ảnh hưởng tới người nghèo. Nhưng chỉ vài giờ sau, Murad Ali Shah, người đứng đầu tỉnh Sindh, tuyên bố phong tỏa toàn tỉnh 15 ngày "để cứu người dân Sindh khỏi đại dịch". Quân đội, lực lượng có quyền lực và ảnh hưởng lớn ở Pakistan, cũng lên tiếng ủng hộ quyết định phong tỏa.
Quân đội đă cung cấp thiết bị y tế khẩn cấp cho bệnh viện ở Quetta hôm 7/4. Đây là động thái bất thường, bởi nó nằm trong phạm vi chức trách của chính quyền tỉnh và trung ương.
Thủ tướng Khan cũng bị chỉ trích khi xem nhẹ tác động của nCoV, điều mà các chuyên gia sức khỏe cho rằng đă dẫn tới các sự cố như vụ hàng trăm ngh́n người phớt lờ quy định cách biệt cộng đồng, cùng tới dự các buổi cầu nguyện khắp cả nước hôm thứ 6 tuần trước, dẫn tới nguy cơ lây nhiễm cao.
Một bác sĩ ở Islamabad đă gọi tuyên bố gần đây của ông Khan rằng nCoV có tỷ lệ tử vong thấp và không gây nguy hiểm cho thanh niên hoặc người khỏe mạnh là b́nh luận "không hợp lư và bất cẩn".
"Thật đáng sợ khi câu thần chú này được lặp đi lặp lại trước công chúng", bác sĩ này nói. "Imran Khan không nghiêm túc với dịch bệnh này. Đó là lư do công chúng và những người ủng hộ ông ấy cũng xem thường nó".
Covid-19 khởi phát ở Trung Quốc từ tháng 12/2019, xuất hiện ở hơn 200 quốc gia và vùng lănh thổ, khiến hơn 1,5 triệu người nhiễm và hơn 88.000 người tử vong khắp thế giới. Pakistan ghi nhận hơn 4.000 ca nhiễm, 58 ca tử vong.