Mỹ và châu Âu đối mặt với kịch bản tồi tệ nhất cho dịch Covid-19. Mỹ và châu Âu tiếp tục trải qua một ngày tồi tệ khi số ca mắc Covid-19 tăng vọt trong ngày 27/3.
Mỹ đánh dấu số ca mắc Covid-19 vượt quá 100.000 người, trong khi đó, Italy vượt số ca mắc Covid-19 tại Trung Quốc, trở thành nước thứ hai có nhiều người nhiễm bệnh nhất.
Theo số liệu thống kê mới nhất, tính tới sáng nay (giờ Việt Nam), Mỹ đă có 104.142 ca nhiễm virus SARS-CoV-2. Như vậy, tính tới lúc này, Mỹ đang là nước có nhiều ca nhiễm nhất thế giới, Thống kê mới nhất cũng cho thấy thành phố New York là nơi có nhiều ca nhiễm nhất, với hơn 1 nửa số ca nhiễm của Mỹ.
Mỹ và châu Âu đối mặt với kịch bản tồi tệ nhất cho dịch Covid-19. Ảnh: Reuters
Nhằm đối phó với dịch bệnh, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết nước này sẽ sản xuất 100.000 máy thở trong 100 ngày tới.
“Trước hết, chúng tôi sẽ giao hàng ngh́n máy thở, nhưng trong ṿng 100 ngày tới chúng ta sẽ sản xuất bổ sung 100.000 máy thở. Như vậy, chỉ trong ṿng 100 ngày, chúng ta sẽ sản xuất máy thở gấp 3 lần số lượng được sản xuất trong một năm ở Mỹ”, Tổng thống Trump khẳng định.
Ngoài ra, Tổng thống Donald Trump cũng công bố cố vấn Nhà Trắng Peter Navarro làm quan chức điều phối Đạo luật Sản xuất quốc pḥng. Đây là đạo luật nhằm chỉ đạo các công ty sản xuất các vật tư cần thiết khẩn cấp như mặt nạ cho nhân viên y tế và máy thở cho các bệnh nhân nặng.
Cùng ngày, lực lượng công binh của Lục quân Mỹ thông báo đang cân nhắc khả năng chuyển đổi khoảng 100 cơ sở tại nước này thành các bệnh viện dă chiến để hỗ trợ cuộc chiến chống dịch bệnh Covid-19.
Tại châu Âu, số ca nhiễm Covid-19 cũng tăng nhanh chóng. Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italia cho biết, hôm qua, nước này ghi nhận thêm 5.959 ca dương tính với virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 lên 86.498 trường hợp. Như vậy, sau 5 tuần dịch bệnh bùng phát tại Italia, tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này đă vượt qua Trung Quốc, hiện ghi nhận 81.342 trường hợp.
Tại vùng tâm dịch Lombardia, tổng số ca nhiễm bệnh được ghi nhận là 37.298 trường hợp (tăng 2.409 ca), và số ca tử vong tăng 541 trường hợp, nâng tổng số ca tử vong của vùng này lên 5.402 trường hợp.
Tuy nhiên, phát biểu trước báo giới Chủ tịch Viện Y tế cấp cao Italy Silvio Brusaferro cho rằng, dịch bệnh Covid-19 tại nước này vẫn chưa lên tới đỉnh điểm mặc dù ghi nhận sự suy giảm đáng kể trên đường cong biểu đồ dịch bệnh. Tuy nhiên, ông Brusaferro nêu rơ, dịch Covid-19 tại Italia không phải trong giai đoạn suy yếu mà là tăng chậm lại, theo đó các biện pháp hạn chế tối đa hoạt động đi lại của người dân, mà chính phủ đang áp dụng, vẫn cần phải duy tŕ. Ngoài ra, Chủ tịch Brusaferro khẳng định, virus SARS-CoV-2 không được tạo ra trong pḥng thí nghiệm và các giả thuyết khác về dịch bệnh đều không có cơ sở khoa học.
Một nước châu Âu khác là Tây Ban Nha cũng ghi nhận số ca nhiễm tăng cao kỷ lục trong ṿng 1 ngày. Theo đó, trong ngày hôm qua, Tây Ban Nha ghi nhận 7.871 ca nhiễm Covid-19 mới, đưa tổng số ca nhiễm tại nước này lên 64.059 người, trong đó 9.444 là nhân viên y tế. Theo Bộ Y tế Tây Ban Nha, số nhân viên y tế nhiễm Covid-19 ở nước này hiện cao nhất thế giới.
VietBF@ sưu tầm.