Các nhà máy Trung Quốc đă hoạt động trở lại với công suất gần 100%, nhưng vấn đề của họ giờ là hàng loạt khách hàng nước ngoài hoăn thanh toán hoặc hủy đơn hàng.
Theo South China Morning Post, cuối tháng 2, các ông chủ của một công ty đường ống công nghiệp Trung Quốc lo lắng v́ số lượng đơn đặt hàng trong nước sụt giảm sau khi hoạt động sản xuất và bán lẻ bị ngưng trệ do dịch Covid-19.
Chưa đầy một tháng sau, số lượng đơn đặt hàng trong nước gia tăng, các nhà máy trên khắp Trung Quốc hoạt động trở lại với công suất gần bằng công suất trước khi dịch bùng phát. Nhưng giờ Rifeng Enterprise lại có thêm một nỗi lo khác.
Các lệnh phong tỏa từng làm tê liệt hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc giờ bị nhân rộng ra nhiều nơi khác trên thế giới.
Nhu cầu quốc tế sụt giảm
“Chúng tôi đă hoạt động trở lại với 100% công suất để đáp ứng nhu cầu nước ngoài, nhưng đáng buồn là thị trường quốc tế giờ ngừng hoạt động hoặc sắp đóng cửa. Các khách hàng ở Pháp, Italy và Mỹ đều yêu cầu hoăn thanh toán hoặc hủy đơn hàng”, South China Morning Post dẫn lời Jason Cheng, Tổng giám đốc kinh doanh tại Rifeng, chia sẻ.
“Một t́nh huống tương tự đă xảy ra vào năm 2008 và 2009. Vào thời điểm đó, doanh thu quốc tế của chúng tôi chỉ bằng 50% doanh thu cùng kỳ năm trước. Tôi chắc rằng câu chuyện tương tự sẽ lại xảy ra vào lúc này”, ông nói thêm.
Hiện, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đang chuẩn bị cho cơn băo thứ hai từ dịch Covid-19.

Nền kinh tế Trung Quốc vẫn chưa thể hồi phục dù các nhà máy đă hoạt động trở lại. Ảnh: Reuters.
Hai tháng qua, cú sốc nguồn cung đă khiến công xưởng lớn nhất thế giới gần như tê liệt. Tuy nhiên, các chuyên gia lo ngại cú sốc thứ hai về cầu sẽ làm rung chuyển nền kinh tế Trung Quốc trong những tháng tiếp theo.
Với những nỗ lực ngăn chặn dịch virus lây lan, xuất khẩu của Trung Quốc - chiếm 20% nền kinh tế - sẽ bị ảnh hưởng. Dữ liệu hải quan cho thấy xuất khẩu nước này đă giảm 17,2% trong tháng 1 và tháng 2 năm nay. Giới phân tích cảnh báo viễn cảnh tồi tệ hơn vẫn nằm ở phía trước.
“Khi nhiều nước phải đối mặt với sự bùng nổ của dịch bệnh và các biến động trên thị trường tài chính toàn cầu, người tiêu dùng và doanh nghiệp vẫn cảnh giác, làm giảm nhu cầu toàn cầu đối với hàng hóa Trung Quốc ngay cả khi nền kinh tế đang hoạt động trở lại”, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) viết hôm 20/3.
Chẳng hạn, t́nh h́nh ở Mỹ xấu đi nhanh đến mức các nhà kinh tế của Morgan Stanley đă thay đổi dự báo tăng trưởng kinh tế trong quư II/2020 từ -4% xuống c̣n -30,1%. Giới chuyên gia dự đoán tỷ lệ thất nghiệp sẽ lên đến 12,8%, mức tiêu thụ giảm 31%.
VietBF © sưu tầm