Tính đến ngày 21-3 (giờ địa phương), Mỹ đă có tổng cộng 26.685 ca nhiễm Covid-19 với 340 ca tử vong, đứng vị trí thế ba thế giới. Đến giờ phút ngày, người Mỹ đă lo cuống cuồng. Dịch bệnh đă hiện diện ở tất cả 50 bang trên nước Mỹ. Đó là cuộc khủng hoảng mà người Mỹ đang dần nhận ra, khác với thái độ dửng dưng chỉ chừng 2 tuần trước.
Nhà tôi về Việt Nam nghỉ Tết và quay lại Mỹ vào ngày 14-2, mới đầu cứ tưởng từ châu Á về sẽ bị kiểm soát gắt gao, thậm chí c̣n lo cả nhà sẽ bị cách ly. Không ngờ đến sân bay Los Angeles, bang California, mọi chuyện vẫn b́nh thường. Gia đ́nh tôi làm thủ tục hải quan chừng 15 phút và không ai hỏi một câu nào về Covid-19, không đo thân nhiệt và cũng không ai đeo khẩu trang. Cả nhà tôi đeo khẩu trang từ Việt Nam sang Singapore, tới Mỹ không dám đeo nữa v́… sợ khác người!
Cũng dễ hiểu v́ vào thời điểm đó, Tổng thống Donald Trump liên tục lên truyền h́nh công bố dịch Covid-19 bị phóng đại và số bệnh nhân sẽ về 0 nhanh chóng. Biện pháp ngăn dịch của chính phủ v́ thế cũng nửa vời và không hiệu quả.
Cầu Golden Gate nổi tiếng nay vắng bóng du khách. Ảnh: REUTERS
Mỹ là một trong những nước đầu tiên cấm các chuyến bay từ Trung Quốc từ khi dịch bắt đầu tại Vũ Hán. Nhưng công dân Mỹ từ Trung Quốc hay từng ghé qua Trung Quốc vẫn về Mỹ b́nh thường mà không bị cách ly hay hỏi han ǵ. Kết quả? Số ca nhiễm và tử vong ngày càng tăng và nguy hiểm hơn là có rất nhiều ca không biết đă lây nhiễm từ nguồn nào, từ khi nào cũng như đă tiếp xúc những ai.
Đến khi dịch bệnh lan rộng không thể đảo ngược, Tổng thống Trump buộc phải ban bố t́nh trạng khẩn cấp quốc gia vào ngày 13-3. Thế là mọi người đổ xô đi tích trữ. Tất cả hàng hoá trong những chuỗi bán lẻ lớn như Costco, Walmart, Target… đều sạch trơn. Họ vét mọi thứ từ nước rửa tay, nước đóng chai ,gạo, thịt, sữa, giấy vệ sinh, khăn ăn, khăn giấy… Một số nơi bạn bè tôi c̣n không mua được cả sữa em bé, tă, giấy ướt em bé. Ngay cả những thứ tưởng như trời ơi đất hỡi như nước rửa bồn cầu, bột giặt, băng vệ sinh… cũng không c̣n. T́nh trạng hỗn loạn, giành giật, thậm chí là đánh nhau không thua ǵ ở những nước "đang phát triển".
Chỗ bạn tôi ở, cũng ở California, thậm chí nhiều người c̣n xếp hàng mua súng, doanh số súng tăng 400% - cứ như là chuẩn bị cho cuộc đại chiến ngày tận thế. Khi hỏi lư do th́ người ta nói là để tự vệ, pḥng khi bị cướp bóc.
Người mua đeo khẩu trang đứng sau sợi dây "cách ly xă hội" tại chợ Alemany hôm 21-3, hai ngày sau khi California ban hành lệnh "ở nhà". Ảnh: REUTERS
Cũng tại chợ Alemany Farmer, người mua tuân thủ quy định xếp hàng cách xa nhau khoảng 1,8 m. Ảnh: REUTERS
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một bộ phận lớn người Mỹ vẫn coi thường Covid-19. Họ tuyên bố dịch bệnh này chẳng qua là giống một loại cúm, chẳng có ǵ phải sợ. Từ hồi mới có dịch cho đến khi dịch bùng phát, tôi ra đường vẫn không thấy ai đeo khẩu trang, ngay cả ở chỗ đông người. Vợ tôi mấy lần thử đeo đều bị nh́n như sinh vật lạ nên ngại quá lại thôi. Không chỉ người dân thường, ngay cả những chính khách có tên tuổi như Devin Nunes (hạ nghị sĩ Mỹ từ năm 2003, chủ tịch Ủy ban T́nh báo Hạ viện từ 2015-2019) hay Thống đốc bang Oklahoma Kevin Sttit khi mới chớm dịch vẫn khuyến khích người dân ra đường, ăn uống, tụ họp để ủng hộ các doanh nghiệp.
Ngày 18-3, mọi trường học ở California bắt đầu đóng cửa ít nhất 1 tháng. Trẻ em được phát bài tập về nhà "học từ xa". Nghỉ học nhưng trường thông báo vẫn phục vụ bữa ăn cho những trẻ em nghèo.
Hiện nay, toàn bộ California đă đặt dưới lệnh giới nghiêm, chỉ những cơ sở thiết yếu như bệnh viện, siêu thị, nhà thuốc… mới được mở. Nhà hàng chỉ cho giao thức ăn, không cho thực khách ngồi lại, c̣n lại mọi người ở trong nhà hết. Được cái đa số người Mỹ ở California sống ở nhà riêng cách xa nhau, di chuyển hầu hết bằng ô tô nên tự cách ly cũng tương đối dễ dàng.
Tuy nhiên, việc đóng cửa này ảnh hưởng đến mưu sinh của rất nhiều người. Đa số người Mỹ mang nợ, nợ nhà, nợ xe, nợ học… và thường không có tiền để dành. Do đó, chỉ cần không đi làm 1-2 tuần th́ họ sẽ thâm hụt tài chính và v́ làm tới đâu ăn tới đó nên t́nh h́nh sẽ càng bi đát nếu các cơ sở kinh doanh đóng cửa dài hạn. Chính phủ liên bang v́ thế đang t́m cách thương lượng hoăn trả các khoản nợ nêu trên cho người dân. Nhưng qua dịch, các khoản đó cộng lại sẽ là một xấp hóa đơn khổng lồ, gây suy thoái kinh tế nặng nề.
Không như Việt Nam, nơi mà chính phủ và người dân nghiêm túc đồng ḷng chống dịch, người dân Mỹ chia rẽ rất nhiều: hoảng sợ, b́nh tĩnh, dửng dưng… có đủ. Có lẽ v́ thế nước Mỹ sẽ phải trả giá cho nỗ lực không thống nhất của ḿnh. Tôi đă chứng kiến không khí khẩn trương chống dịch ở Việt Nam nên cũng có sự chuẩn bị về cả vật chất lẫn tài chính trong vài tháng. Do đó, hiện thời tôi cũng không lo ngại lắm, chỉ mong dịch qua mau để mọi người c̣n quay lại cuộc sống thường nhật.