Chủng virus corona mới có thể tồn tại ngoài môi trường trong thời gian dài, tùy vào tính chất bề mặt mà virus bám lên, có thể kéo dài đến 2-3 ngày trên đồ nhựa và thép không gỉ.
Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Dịch bệnh (CDC), Đại học California, Los Angeles và Princeton phát hiện virus corona chủng mới (SARS-CoV-2), gây nên bệnh Covid-19, có khả năng tồn tại bên ngoài cơ thể người tương tự với chủng virus trước nó đă gây nên Hội chứng Suy hô hấp Cấp tính Nặng (SARS).
Sự lây nhiễm từ những trường hợp mắc bệnh không triệu chứng có thể là lư do đại dịch hiện nay lớn hơn nhiều so với đợt bùng phát SARS từ năm 2002-2003, theo AFP.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ được công bố trên tạp chí New England Journal of Medicine (NEJM).
Theo đó, chủng virus này vẫn có thể được phát hiện bên ngoài cơ thể người khi ở trên bề mặt đồ đồng khoảng 4 tiếng, c̣n với đồ nhựa và thép không gỉ có thể lên đến 2-3 ngày. Trên bề mặt giấy các-tông, virus này vẫn có thể được phát hiện trong 24 tiếng.
Nhóm nghiên cứu dùng một máy xông khí dung để mô phỏng hành động ho hoặc nhảy mũi ở người. Họ phát hiện khi virus ở ngoài môi trường trong t́nh trạng aerosol, những hạt nước li ti lơ lửng trong không khí, vẫn có thể được phát hiện trong ṿng 3 giờ.
Nghiên cứu được gửi lên trang chờ in vào tuần trước, rồi được phản biện bởi các nhà khoa học khác và đă thu hút nhiều sự quan tâm. Một số nhà khoa học chỉ trích nghiên cứu có thể đă đánh giá quá cao khả năng lan truyền trong không khí của virus.
SARS-CoV-2 chủ yếu lây nhiễm thông qua các hạt nước li ti trong quá tŕnh hô hấp. Thường trong dạng này, virus chỉ có khả năng nhiễm sang người khác trong vài giây sau khi một người ho hoặc nhảy mũi. Các chuyên gia nghi ngờ máy xông khí dung đă không mô phỏng chính xác hành động ho và nhảy mũi ở người.
Tuy nhiên, đă có bằng chứng khác cho thấy virus có thể trở thành dạng lơ lửng trong không khí, nhưng chỉ trong một số điều kiện hiếm hoi.
Một nghiên cứu khác của Trung Quốc ,được đăng tải tuần qua và đang chờ phản biện, cho thấy hiện tượng virus chuyển thành dạng aerosol đă được phát hiện trong nhà tắm của một số bệnh nhân ở một bệnh viện tại Vũ Hán. Họ c̣n phát hiện được virus trong phân của bệnh nhân.
Hiện tượng virus tồn tại dưới dạng aerosol được cho là nguyên nhân lây nhiễm hàng trăm người tại một khu chung cư ở Hong Kong vào năm 2003. Đường ống dẫn chất thải tại chung cư bị ṛ rỉ vào quạt trần.
Nhóm khoa học gia đứng sau bài nghiên cứu trên NEJM cũng tiến hành các thí nghiệm tương tự với virus gây nên dịch SARS. Họ phát hiện hai chủng này có hoạt động giống nhau.
Tuy nhiên, sự tương đồng về khả năng tồn tại ngoài môi trường vẫn không giải thích thuyết phục t́nh h́nh dịch bệnh hiện nay, với gần 200.000 ca nhiễm và khoảng 8.000 người tử vong trên toàn thế giới. Dịch SARS chỉ nhiễm khoảng 8.000 người và khiến gần 800 người tử vong.
"Đây là chỉ dấu cho thấy sự khác biệt về đặc tính dịch bệnh của hai chủng virus xuất phát từ các yếu tố khác, gồm lượng virus cao trong đường hô hấp trên (bao gồm mũi, xoang, cổ họng hoặc thanh quản). Bên cạnh đó, người nhiễm SARS-CoV-2 dù không xuất hiện triệu chứng vẫn có khả năng lây nhiễm cho người khác hoặc để lại virus ngoài môi trường.
Nghiên cứu này tiếp tục củng cố tính thuyết phục trong lời kêu gọi của nhiều chuyên gia y tế cộng đồng về giăn tiếp xúc xă hội, tránh chạm tay vào mặt, che miệng khi ho hoặc nhảy mũi, và thường xuyên khử trùng đồ vật mà chúng ta hay chạm vào.
VietBF © sưu tầm