Trong khi diễn biến dịch Covid-19 ngược, Trung Quốc giảm c̣n ngoài thế giới lại tăng khiến người Trung Quốc ở các nước đang t́m cách về nước trốn dịch.
Lan, nghiên cứu sinh tại Đại học London (UCL), tỏ ra lo lắng khi dân Anh không áp dụng các biện pháp đề pḥng như đeo khẩu trang, dù số người nhiễm nCoV ở nước này tăng nhanh. "Mọi người ở đây không quan tâm đến nCoV. Tuy nhiên, chính quyền địa phương vẫn kiểm soát khá tốt", Lan nói, thêm rằng cô sẽ bay về Trung Quốc ngày 17/3 và ở với bố mẹ.
Chỉ vài tuần trước đó, rất nhiều người Trung Quốc đă ra nước ngoài để tránh nCoV, khi dịch bệnh bùng lên ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc và lan sang toàn bộ các địa phương khác. Giờ đây, mọi thứ đă đảo ngược khi hàng loạt người đang ồ ạt kéo về Trung Quốc v́ tin rằng đây là địa điểm an toàn nhất.
Hành khách xếp hàng tại sân bay New York để về Trung Quốc hôm 13/3. Ảnh: Reuters.
Tập đoàn Apple hồi tuần trước thông báo sẽ mở lại các cửa hàng ở Trung Quốc, nhưng đóng cửa mọi cơ sở kinh doanh ở những nước khác trong ṿng hai tuần. Một đội bóng của thành phố Vũ Hán đang định rời nơi huấn luyện ở Tây Ban Nha để về Trung Quốc v́ diễn biến Covid-19 tại châu Âu. Tỷ phú Jack Ma gần đây cũng hứa đóng góp một triệu khẩu trang và 500.000 bộ xét nghiệm nCoV cho Mỹ.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc hôm 16/3 tuyên bố ưu tiên hàng đầu hiện nay là ngăn các ca bệnh "ngoại nhập", thay v́ tập trung dập dịch trong lănh thổ như giai đoạn trước. Chính quyền Bắc Kinh tuần trước tuyên bố những người từ nước ngoài về sẽ phải cách ly 14 ngày tại các địa điểm được chỉ định nhằm bảo vệ thủ đô.
Cuộc sống ở Trung Quốc vẫn chưa trở lại b́nh thường, nhưng người dân cảm thấy t́nh h́nh đang được kiểm soát. Nhiều người ca ngợi cộng đồng sẵn sàng thực thi các biện pháp quyết liệt của chính phủ như đóng cửa hàng, cách ly tại nhà, bắt buộc đeo khẩu trang và liên tục kiểm tra thân nhiệt.
Một câu hỏi cũng được đặt ra: Tại sao nhiều quốc gia không chuẩn bị ǵ dù đă chứng kiến những điều xảy ra tại Trung Quốc trong suốt hai tháng?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết Trung Quốc chỉ ghi nhận 27 ca nhiễm nCoV mới trong ngày 15/3, so với 10.955 trường hợp ở những nước c̣n lại trên thế giới. "Châu Âu đă trở thành tâm dịch toàn cầu", Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói.
Josh Liu, nha sĩ Mỹ làm việc tại Thượng Hải, trải qua mọi thăng trầm ở Trung Quốc kể từ khi Covid-19 khởi phát. "Chúng ta phải rời khỏi đây", anh nói với vợ khi về thăm gia đ́nh ở tỉnh Tứ Xuyên hồi cuối tháng 1.
Họ mua vé máy bay vào phút chót và đưa con trai một tuổi đến nhà riêng của Liu gần San Francisco, Mỹ. Mỗi tuần, họ đều xem xét khả năng trở về Trung Quốc. Bước ngoặt đến hồi tuần trước, khi các pḥng khám tư ở Thượng Hải được hoạt động trở lại, trong khi những ca nhiễm nCoV đầu tiên xuất hiện tại San Francisco. "Chúng tôi nhận định rằng Trung Quốc giờ an toàn hơn", Liu nói.
Khi gia đ́nh Liu đáp xuống Thượng Hải ngày 10/3, các nhân viên y tế đă đo thân nhiệt và hỏi nơi ở của họ tại Mỹ, cũng như liệu họ có nhập viện trong thời gian gần đây hay không. Gia đ́nh Liu sau đó được yêu cầu về nhà và tự cách ly trong 14 ngày.
"Mọi người tuân thủ trật tự ở đây và họ sẵn sàng chấp nhận các quy định rất nghiêm ngặt. Một số người nói 'thật là phiền phức', nhưng đó là lư do ở đây an toàn hơn", Liu nói.
Josh Liu cùng con trai tại căn hộ ở Thượng Hải hôm 11/3. Ảnh: WSJ.
Trong lúc Mỹ và châu Âu áp lệnh hạn chế đi lại, đóng cửa mọi cơ sở kinh doanh không thiết yếu, các cửa hàng ở Trung Quốc đang hoạt động trở lại. Giao thông tại Bắc Kinh và Thượng Hải cũng dần nhộn nhịp, dù chưa đông đúc như ngày thường. Tỉnh Hồ Bắc và thủ phủ Vũ Hán vẫn đang bị phong tỏa, nhưng chuyến thăm gần đây của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh thể hiện lănh đạo nước này tin tưởng rằng khủng hoảng sắp kết thúc.
Linda Reed, giáo viên Mỹ dạy tiếng Anh ở Nam Kinh, muốn trở về bang Tennessee vào tháng 4 để hỗ trợ em gái chuẩn bị sinh con. Lo lắng nguy cơ lây nCoV cho người thân, cô gửi email cho chuyên gia bệnh dịch thuộc chính quyền bang để hỏi về quy định cách ly và các thủ tục liên quan. Người này cho biết Reed có thể xem xét ở riêng tại khách sạn và khuyên cô thực hiện các chỉ dẫn chung.
Nhưng câu trả lời này càng khiến Reed, 37 tuổi, lo ngại hơn và quyết định hủy chuyến đi. "Ông ấy không nói ǵ sai. Vấn đề là cơ quan y tế Tennessee rơ ràng không có sự chuẩn bị để đối phó nguy cơ bùng phát dịch bệnh", cô nói.
Reed tỏ ra buồn bă v́ gia đ́nh không thể đoàn tụ trong ngày đứa cháu ra đời, nhưng cho rằng điều này sẽ an toàn hơn cho người bố đang sống tại phía đông bang Washington, cũng như cho bản thân cô. "Trong những nước xuất hiện Covid-19, tôi nghĩ Trung Quốc hiện là địa điểm an toàn nhất", giáo viên người Mỹ nói thêm.
Phát ngôn viên Sở Y tế bang Tennessee cho biết cơ quan này đang áp dụng cách tiếp cận chủ động và liên tục thực hiện chỉ dẫn của Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC). Theo đó, người trở về từ các nước trong danh sách cảnh báo cần tự cách ly và theo dơi sức khỏe trong 14 ngày.
Trung Quốc sáng 17/3 ghi nhận thêm 21 ca nhiễm nCoV, trong đó 20 ca "ngoại nhập" và chỉ một trường hợp lây nhiễm nội bộ ở Vũ Hán. Tổng số ca nhiễm ở nước này là gần 81.000, trong đó hơn 3.200 người chết và hơn 68.000 người đă hồi phục.
VietBF@sưu tập