Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có động thái cắt giảm lăi suất khẩn cấp xuống c̣n 0% nhằm trấn an thị trường gây tác dụng ngược khi chứng khoán vẫn lao dốc không phanh ngày 16-3, v́ vậy giới đầu tư không coi động thái của FED là hành động giải cứu mà là sự chuẩn bị cho t́nh huống có thể rất xấu sắp tới.

Sắc đỏ tràn ngập thị trường chứng khoán ở New York ngày 16-3 - Ảnh: REUTERS
Sáng 16-3, giờ Mỹ, chỉ số Dow Jones đă mất hơn 10% trong khi chỉ số S&P 500 cũng giảm 10,6%, Nasdaq giảm 10,5%, theo hăng tin AFP. Thị trường chứng khoán thế giới cũng giảm 8%, giá dầu giảm 10%, thậm chí giá vàng cũng bị ảnh hưởng.
Thị trường hoảng loạn sau các biện pháp khẩn cấp trong đêm của FED, bao gồm cắt giảm lăi suất về gần 0%, mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, để giảm bớt áp lực lên nền kinh tế lớn nhất thế giới do dịch COVID-19.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, giới đầu tư không coi động thái của FED là hành động giải cứu mà là sự chuẩn bị cho t́nh huống có thể rất xấu sắp tới.
"Họ đă tạo ra nỗi sợ, chứ không phải niềm tin" - nhà phân tích Patrick O'Hare nhận định.
Trong khi đó, chỉ số sản xuất tại bang New York, Mỹ, đă hạ xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009, giảm 34 điểm xuống c̣n -21,5 điểm.
Ngoài ra, các doanh nghiệp đă không c̣n kỳ vọng điều kiện kinh doanh nói chúng sẽ được cải thiện trong 6 tháng tới. Cụ thể, chỉ số điều kiện kinh doanh tương lai đă giảm 22 điểm xuống c̣n 1,2, mức thấp nhất kể từ năm 2009.