Ngày 14.3, Ấn Độ đă tuyên bố sự lây lan của dịch Covid-19 tại nước này là t́nh trạng thảm họa quốc gia - “national disaster”, mặc dù số ca nhiễm virus ở đây mới là 84. Ấn Độ trở thành nước đầu tiên tuyên bố Covid-19 gây t́nh trạng thảm họa.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, chính phủ Ấn Độ đă chính thức tuyên bố t́nh trạng "thảm họa quốc gia" và cho biết sẽ hỗ trợ 4 lakh (khoảng hơn 120 triệu đồng) cho mỗi gia đ́nh có người thân tử vong v́ virus.
Việc tuyên bố Covid-19 là thảm họa quốc gia cũng cho phép chính quyền các bang tại Ấn Độ thực hiện các biện pháp mạnh mẽ và chi nhiều tiền hơn để chống dịch.
Bộ Y tế Ấn Độ cho biết, tính đến chiều ngày 14.3 (theo giờ Việt Nam), nước này đă ghi nhận tổng cộng 84 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 2 người tử vong. Đáng chú ư là nhiều trường hợp không xác định được nguồn lây lan virus.
“Xuất phát từ t́nh trạng lây nhiễm của Covid-19 tại Ấn Độ, kết hợp với việc WHO coi đây là một đại dịch toàn cầu, chính quyền trung ương quyết định tuyên bố t́nh trạng thảm họa quốc gia và sẽ sử dụng Quỹ Ứng phó thảm họa nhà nước (SDRF) để đối phó”, Bộ Nội vụ Ấn Độ thông báo.
Ấn Độ tuyên bố t́nh trạng thảm họa quốc gia do Covid-19 (ảnh: NDTV)
Theo thông báo của Bộ Nội vụ Ấn Độ, chính quyền các bang sẽ có quyền sử dụng quỹ SDRF và dùng tiền để phục vụ nơi cách ly, nhu yếu phẩm và chăm sóc y tế cho những người bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
Tiền trong quỹ SDRF cũng được sử dụng để thành lập các cơ sở xét nghiệm mới và mua thêm trang thiết bị, vật tư y tế để đối phó dịch bệnh.
Trước đó một ngày, trả lời truyền thông trong một cuộc họp báo, một số quan chức chính phủ Ấn Độ cho biết, sự bùng phát của Covid-19 tại nước này “không phải là t́nh trạng khẩn cấp về sức khỏe” và yêu cầu người dân không hoảng loạn.
VietBF © sưu tầm