Mỹ mới đây đă phải ban bố t́nh trạng khẩn cấp đại dịch virus Corona. Người Việt ở Mỹ lo lắng với t́nh trạng khẩn cấp. Dịch báo động có thể gia tăng hơn nữa.
Người Việt ở các bang tại Mỹ không hoảng sợ khi Trump ban bố t́nh trạng khẩn cấp ứng phó Covid-19, nhưng vẫn lo lắng khi dịch lan rộng.
"Tổng thống Mỹ Donald Trump từng coi nhẹ dịch bệnh này nhưng nay đă ban bố t́nh trạng khẩn cấp quốc gia, đây là bước đi chậm nhưng cần thiết", bà Lisa Hoàng, 62 tuổi, quận San Diego, bang California, hôm nay nói với *********.
Thứ sáu luôn là thời điểm mà tiệm nail của bà tấp nập người đến làm đẹp nhất trong tuần. Tuy nhiên, hôm nay nhân viên toàn tiệm ngồi chơi v́ không có khách.
"B́nh thường ngày này chúng tôi 'đầu tắt mặt tối' nhưng bây giờ mọi người đổ xô mua hàng tích trữ cả, không ai bận tâm chuyện làm đẹp nữa", bà Lisa nói.
Băi đỗ trước tiệm của bà chật kín ôtô của người đi siêu thị. Họ tất bật đẩy những chiếc xe hàng chất đầy đồ đi qua đi lại. Một người bạn của bà tại quận Riverside than thở rằng siêu thị Costco đă đóng cửa từ 15h thay v́ 21h như thường ngày, do không c̣n hàng để bán.
"Sau khi Tổng thống Trump ban bố t́nh trạng khẩn cấp quốc gia, lượng người tích trữ đồ tăng lên đỉnh điểm. Người Mỹ nhận thấy t́nh h́nh dịch bệnh thực sự nghiêm trọng và gom đồ ăn, thuốc men v́ không muốn ra ngoài nhiều cũng như lo sợ bị phong toả", người phụ nữ gốc Việt cho hay.
Như nhiều người Việt khác ở Mỹ, bà Lisa đă mua các nhu yếu phẩm cho gia đ́nh từ đầu tháng ba, khi Covid-19 bắt đầu lan rộng ở các bang. Tuy nhiên bà chỉ mua được đồ hộp, gạo, nước đóng chai, giấy lau tay, c̣n giấy vệ sinh th́ "cháy hàng".
T́nh trạng đổ xô mua hàng tích trữ cũng diễn ra ở Houston, bang Texas, theo Anthony Sam, sinh viên Việt ở trường Cao đẳng Cộng đồng Houston. "Bây giờ người Mỹ mới đua nhau đi mua hàng, c̣n người châu Á đă mua từ hai tuần trước rồi", Anthony nói.
Anh không tham gia "trào lưu" này v́ thấy không cần thiết, bởi các siêu thị ở Mỹ luôn có hàng mới. Anh cũng lo ngại việc chen lấn nơi công cộng dẫn đến nguy cơ lây nhiễm nCoV.
Trước khi Covid-19 lan ra nhiều bang, người nhiều ở Mỹ vẫn đến các nơi công cộng như quán cafe, nhà hàng, siêu thị. Anthony từng gặp phải "ánh mắt kỳ thị" của người da trắng khi không may hắt hơi, nhưng anh không trách họ v́ hiểu rằng người lớn tuổi rất sợ bị lây virus.
Tại New York, Ngọc Linh, sống ở khu The Bronx, cho biết khi nghe tin Tổng thống Trump ban bố t́nh trạng khẩn cấp quốc gia, cô khá lo lắng, nhất là khi số ca nhiễm tại New York tăng vọt lên 400 người trong một ngày.
Vài ngày trước, Linh vẫn đến những nơi công cộng như quán cafe, quán ăn nhưng tránh đi xe bus và tàu điện ngầm. Cô đeo khẩu trang loại thông thường để cảm thấy yên tâm hơn, trong khi ngoài phố không ai mang khẩu trang. Những người bạn Mỹ của Linh vẫn nhận thêm ca làm phục vụ ở các nhà hàng để tăng thu nhập.
Tại bang Washington, Nguyễn Kim Thoa cho biết cô không ngạc nhiên trước quyết định của Tổng thống Trump và bày tỏ tin tưởng rằng chính quyền của ông có thể xử lư được khủng hoảng Covid-19. Thoa cho rằng nCoV không dễ lây lan trong môi trường ở Mỹ v́ dân Mỹ không có thói quen ôm hôn như người châu Âu và chính phủ cũng đă ra lệnh cấm người châu Âu đến Mỹ.
Dù Covid-19 đă xuất hiện ở 49 bang của Mỹ, hàng ăn của gia đ́nh chồng Thoa, là người Mỹ, vẫn hoạt động b́nh thường. Lượng khách vẫn ổn định, nhưng các đơn hàng online bị huỷ. Ở cấp bang, thống đốc yêu cầu dừng các sự kiện công cộng để hạn chế tập trung đông người.
Nói đến kế hoạch pḥng dịch, Thoa cho biết các thành viên trong gia đ́nh cô tuân thủ nghiêm quy định giữ vệ sinh, tránh mua đồ tích trữ v́ nhu cầu tiêu dùng ít. "Tôi sẽ hạn chế ra đường, chỉ đi mua sắm khi cần thiết", Thoa nói.
Với Linh, cô quyết định sẽ "cách ly hoàn toàn", tự hứa sẽ không ra khỏi nhà. Cô cũng t́m hiểu chương tŕnh xét nghiệm virus để biết t́nh trạng sức khoẻ của ḿnh.
Anthony cho biết sẽ tuân thủ nghiêm các hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) về giữ vệ sinh. Anh cho rằng mọi người nên dùng khẩu trang tái sử dụng để nhường khẩu trang chuyên dụng cho các nhân viên y tế, vốn là những người thực sự cần. Anthony cũng quan tâm đến việc xét nghiệm virus. Hôm 13/3, Thống đốc bang Texas Greg Abbott cho biết việc xét nghiệm nCoV trên ôtô dự kiến được thực hiện vào đầu tuần sau.
Mỹ hôm qua ghi nhận thêm 550 ca nhiễm nCoV, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên hơn 2.200, trong đó 50 người đă tử vong. Bà Lisa bày tỏ lo ngại nhiều người không được điều trị kịp thời, bởi giới chức y tế Mỹ chỉ xét nghiệm miễn phí cho người đă có triệu chứng bệnh. Những người không đủ khả năng mua bảo hiểm y tế có thể sẽ giấu bệnh và làm tăng nguy cơ lây lan virus.
Lo lắng cho chính ḿnh và người thân khi làm công việc tiếp xúc với nhiều người, lại liên quan đến tay, bà Lisa đă áp dụng các biện pháp như khử trùng tất cả dụng cụ, yêu cầu nhân viên rửa tay kỹ sau khi làm nail cho khách.
"Tất cả đều đeo khẩu trang từ trước đến nay để tránh bụi và hít phải hoá chất độc hại, nhưng nay c̣n để tránh lây nhiễm nCoV", bà cho biết. "Tuy nhiên, khi thấy tôi đeo khẩu trang, một khách hàng c̣n ḍ xét rằng có phải tôi bị bệnh không. Người Mỹ không có thói quen này".
Khoảng một tuần nay, lượng khách ở tiệm nail của bà giảm hẳn. Chính quyền California thông báo sẽ đóng cửa các trường học từ 16/3, chuyển sang chế độ học trực tuyến. Tất cả sự kiện thể thao bị huỷ. Các chương tŕnh ca nhạc của người gốc Việt cũng không ngoại lệ.
"Nếu t́nh h́nh Covid-19 tiếp tục diễn tiến xấu đi, tôi sẵn sàng đóng cửa tiệm nail để ở nhà, dù mất thu nhập nhưng đảm bảo an toàn", bà nói.