Câu trả lời là Tổng thống Trump 'không dễ' giúp Iran và Triều Tiên chống Covid-19. Hiện nay diễn biến phức tạp của dịch viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) trên toàn cầu đang đặt ra nhiều câu hỏi. Đó là cách thức Mỹ sẽ giúp các đối thủ của nước này kiểm soát dịch bệnh.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đă phát một thông điệp tới Iran, thông qua Thụy Sĩ, đề nghị giúp đỡ nước Cộng ḥa Hồi giáo ngăn chặn dịch Covid-19, nhưng cũng chỉ trích Tehran v́ kiểm soát thông tin về sự lây lan của bệnh này.
Tiếp đến là Triều Tiên. Đến nay Triều Tiên chưa thông báo có ca nhiễm nào, nhưng nước này đang thực hiện các biện pháp rất gắt gao để chống dịch.
Cả Iran và Triều Tiên đều đang chịu các đ̣n cấm cận ngặt nghèo của Mỹ, trong khi cộng đồng quốc tế tỏ ra lo lắng về khả năng ứng phó dịch bệnh của hệ thống y tế yếu kém của hai nước.
"Mỹ sẽ hợp tác và trao quyền cho các tổ chức quốc tế mà nước này là thành viên tích cực, bao gồm Liên Hợp Quốc, và trao quyền cho các tổ chức quốc tế đó nhằm cung cấp kể cả cho các quốc gia đối đầu sự hỗ trợ nhân đạo mà họ cần", tạp chí The Hill dẫn lời Kristine Lee - một thành viên của chương tŕnh an ninh châu Á Thái B́nh Dương thuộc Trung tâm An ninh Mỹ mới.
Iran là một trong những quốc gia bị dịch Covid-19 tấn công tồi tệ nhất bên ngoài Trung Quốc. Tính đến hết 8/3, Iran ghi nhận 194 ca tử vong và hơn 6.500 người nhiễm bệnh, trong đó có một số quan chức cấp cao. Giữa bối cảnh này, Cộng ḥa Hồi giáo đă hủy nhiều buổi lễ cầu nguyện ở các thành phố lớn, đóng cửa trường học 2 tuần và tiến hành một loạt biện pháp kiểm dịch.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tố Tehran giảm bớt mức độ dịch bệnh và cáo buộc này được đưa ra ít ngày sau khi ông tuyên bố Mỹ sẵn sàng giúp đỡ Iran.
"Chính phủ Mỹ sẵn sàng hỗ trợ người dân Iran trong nỗ lực hành động của họ. Lời đề nghị hỗ trợ người dân Iran này, đă chính thức được chuyển đến Iran thông qua chính phủ Thụy Sĩ, thể hiện cam kết liên tục của chúng tôi trong xử lư các cuộc khủng hoảng y tế và ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm", ông Pompeo khẳng định trong một tuyên bố cuối tháng trước.
Tuyên bố của người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh, một số đóng góp nhân đạo, gồm thuốc men, được miễn trừ khỏi cấm vận và Bộ Tài chính mới đây đă cấp phép cho viện trợ nhân đạo tới được Iran thông qua một kênh của Thụy Sĩ.
Tuy nhiên, dư luận lo ngại rằng cấm vận có thể ngăn chặn viện trợ tới Iran.
Trong một lá thư gửi tới Ngoại trưởng Pompeo và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin cùng ngày với tuyên bố của ông Pompeo, Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren cho rằng cơ chế Thụy Sĩ "sẽ không thể làm thay đổi bầu không khí miễn cưỡng hiện nay giữa các doanh nghiệp và ngân hàng vốn không thích rủi ro để tài trợ hoặc tạo điều kiện cho các giao dịch nhân đạo".
Bà muốn "được đảm bảo Mỹ nỗ lực thực hiện để chắc chắn có sẵn thuốc men và các mặt hàng nhân đạo không bị giới hạn bởi lệnh cấm vận khác cho người dân Iran, giúp ngăn chặn sự lây lan của virus corona".
Trong khi số người tử vong ở Iran tăng từng ngày, có nhiều lo ngại Triều Tiên cũng có thể bị dịch bệnh tấn công.
"T́nh h́nh có thể trở nên vô cùng tồi tệ v́ hệ thống chăm sóc sức khỏe của họ rất yếu kém, c̣n cơ sở hạ tầng th́ không đủ điều kiện cho các nguồn lực có thể được phân phối hiệu quả", Kristine Lee nhận định.
Bruce Klingner, một cựu chuyên gia phân tích của CIA hiện đang làm việc tại Quỹ Heritage, cho rằng người Triều Tiên có thể dễ bị virus tấn công do thiếu thốn thực phẩm trong nhiều năm. Ông cũng chỉ rơ, tuy cấm vận của Mỹ và Liên Hợp Quốc cho phép hỗ trợ nhân đạo nhưng trong quá khứ, cấm vận luôn làm tŕ hoăn phân phát viện trợ. Và một vấn đề nữa là liệu B́nh Nhưỡng có chấp nhận viện trợ trước khi dịch bệnh bùng phát bên trong biên giới Triều Tiên hay không.
Chủ tịch Kim Jong Un từng cảnh báo "các hậu quả nghiêm trọng" nếu dịch bệnh bùng phát trên đất nước ông. Đến nay, B́nh Nhưỡng khẳng định chưa có ca nhiễm nào và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác nhận điều này.
Cơ quan t́nh báo Hàn Quốc thông báo với các nhà lập pháp nước này rằng Triều Tiên đă đặt ít nhất 7.000 người vào diện cách ly, theo hăng tin Yonhap. Trong khi đó, ông Kim cũng mới gửi thư cho Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In với những lời chúc tốt đẹp dành cho cuộc chiến chống Covid-19.
Kristine Lee cho rằng, những thông điệp như vậy giữa ông Kim và ông Moon đang tạo một cơ hội để Mỹ cung cấp viện trợ cho Triều Tiên.
VietBF@ sưu tầm.