Xuất khẩu từ Trung Quốc giảm mạnh, do Covid-19? Trong hai tháng đầu năm, không chỉ xuất khâu mà nhập khẩu cũng giảm. Covid-19 đă làm gián đoạn hoạt động kinh doanh, chuỗi cung ứng toàn cầu và hoạt động kinh tế.
Các chỉ số của nền kinh tế Trung Quốc suy giảm v́ dịch bệnh. Ảnh: Guardian
Các chỉ số thương mại ảm đạm này xuất hiện trong lúc người ta đang lo ngại tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giảm một nửa trong quư đầu tiên xuống mức yếu nhất kể từ năm 1990 do dịch bệnh và các biện pháp ngăn chặn nghiêm ngặt của chính phủ làm tê liệt sản xuất và khiến nhu cầu sụt giảm mạnh.
Các chuyến hàng xuất ra nước ngoài đă giảm 17,2% trong tháng 1 và tháng 2 so với cùng kỳ năm trước, Reuters dẫn dữ liệu hải quan Trung Quốc cho biết. Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 2/2019.
Nhập khẩu giảm 4% so với năm trước, nhưng tốt hơn so với kỳ vọng của thị trường là giảm 15%. Hoạt động của các cơ sở sản xuất trong tháng 2 thu hẹp với tốc độ nhanh nhất từ trước đến nay, thậm chí c̣n tồi tệ hơn giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu, một chỉ số sản xuất chính thức cho thấy cuối tuần trước với sự sụt giảm mạnh đơn đặt hàng mới.
Dịch Covid-19 đă giết chết hơn 3.000 người và làm lây nhiễm hơn 80.000 người tại Trung Quốc. Mặc dù số ca nhiễm mới ở Trung Quốc đang giảm và chính quyền địa phương đang dần nới lỏng các biện pháp khẩn cấp, các nhà phân tích cho rằng nhiều doanh nghiệp sẽ mất nhiều thời gian để có thể mở cửa trở lại so với dự kiến và có thể không thể sản xuất b́nh thường cho đến tháng 4.
Những sự chậm trễ này tạo ra tác động lan tỏa thậm chí lâu hơn và tốn kém hơn đối với các nền kinh tế là đối tác thương mại lớn của Trung Quốc, phần nhiều trong số này phụ thuộc vào ḍng nguyên liệu và linh kiện do Trung Quốc sản xuất.
Thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ trong hai tháng đầu năm đạt 25,37 tỷ USD, tính toán của Reuters dựa trên dữ liệu hải quan Trung Quốc cho thấy, ít hơn nhiều so với thặng dư 42,16 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái.
Nhập khẩu đậu nành trong hai tháng đầu năm 2020 đă tăng 14,2% so với cùng kỳ do hàng hóa từ Mỹ được đặt hàng theo thỏa thuận thương mại song phương.
Sau nhiều tháng căng thẳng và tăng thuế trả đũa lẫn nhau, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đă đồng ư một thỏa thuận thương mại tạm thời vào tháng 1, cắt giảm một số thuế quan của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc để đổi lấy cam kết từ Bắc Kinh trong việc mua hàng hóa và dịch vụ của Mỹ.
Sự thiếu hụt các bộ phận và linh kiện quan trọng từ Trung Quốc từ tháng trước đă khiến công nghiệp của các nước đối tác thiệt hại 50 tỷ USD, một cơ quan của Liên Hợp Quốc cho biết hôm thứ Tư tuần trước.
Các biện pháp cứng rắn như hạn chế đi lại và kiểm dịch có nghĩa là nhiều người không thể quay lại làm việc tại các văn pḥng, nhà máy và cảng cho đến gần đây.
Một số công ty mở cửa trở lại đă phải đối mặt với t́nh trạng thiếu linh kiện và nguyên liệu thô cũng như lao động, trong khi các công ty khác báo cáo hàng tồn kho thành phẩm như thép đang chồng chất khi các khách hàng phía sau trong chuỗi sản xuất, như các nhà máy ô tô, tăng tốc sản xuất rất chậm.
Các nhà phân tích tại tập đoàn tài chính Nomura ước tính chỉ mới có 44% doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh đă hoạt động trở lại vào ngày 1/3. Do đó, họ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ giảm xuống 2% trong quư đầu tiên của năm, từ mức 6% trong quư trước.
Trung Quốc đă tăng cường các biện pháp hỗ trợ, bao gồm cung cấp các khoản vay giá rẻ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng và một số nguồn tin nói rằng sẽ có nhiều bước đi hơn nữa khi các nhà chức trách cố gắng ngăn chặn tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế.
Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết hôm thứ Năm rằng, hơn 70% các công ty thương mại nước ngoài ở các tỉnh ven biển đă nối lại công việc. Nhưng tạp chí tài chính Tài Tân tuần rồi viết rằng một số công ty để máy móc hoạt động và đèn mở suốt cả ngày mặc dù họ chưa sản xuất ǵ, chỉ nhằm giúp các quan chức địa phương tăng tỷ lệ doanh nghiệp hoạt động trở lại.
VietBF@ sưu tầm.