Sử dụng màng bọc thực phẩm đúng cách sẽ bảo vệ sức khỏe rất tốt. Để sử dụng màng bọc thực phẩm đúng cách, bạn cần có những hiểu biết nhất định về chất liệu, tính năng tương ứng của nó.
1. Chất liệu của màng bọc thực phẩm
Hiện nay trên thị trường có 4 loại màng bọc là màng bọc PE, màng bọc PVC, màng bọc PVDC, màng bọc PMP. Màng bọc PE làm từ vật liệu Polyetylen, màng PVC làm từ Polyvinyl Clorua, màng PVDC làm từ chất liệu Polyvinylidene Clorua, màng PMP làm từ Polymetylpenten.
Hiểu về chất liệu, tính năng tương ứng của từng loại màng bọc giúp người nội trợ sử dụng sản phẩm này an toàn hơn. Ảnh: Freepik.
Trong số 4 loại này, ba loại màng bọc PE, PVDC, PMP tương đối an toàn. Màng PVC được cho thêm chất hóa dẻo trong quá tŕnh sản xuất, nhằm tạo ra sản phẩm nhựa cứng, gịn hơn. Chất hóa dẻo DOA, DEHA dù được cho phép sử dụng trong chế biến với định lượng nhất định, tuy nhiên vẫn có những rủi ro nhất định với sức khỏe con người. Khi nhiệt độ vượt quá 60 độ C hoặc khi tiếp xúc với dầu nóng, ethylamine - chất gây hại có trong chất hóa dẻo có thể gây ảnh hưởng đến nội tiết của người, thậm chí gây vô sinh, dậy th́ sớm.
2. Cách phân biệt các loài màng bọc
Để phân biệt các loại màng bọc, có các cách cơ bản sau đây mà bạn có thể tham khảo:
Đọc hướng dẫn trên nhăn mác: Mọi sản phẩm đều có ghi chú rất cụ thể về chất liệu, thành phần, nhờ thế bạn có thể biết rơ loại màng bọc đó là loại ǵ (PE, PVDC, PMP hay PVC).
Nh́n vào màu sắc: Màng bọc màu hơi vàng là màng PVC, màu trắng tinh khiết là màng PE.
Kiểm tra độ dính: Dùng tay chà nhẹ lớp màng bọc. Màng PVC có độ dính tốt, nó sẽ dính lại giữa các lớp khi bị miết vào nhau, thậm chí không dễ gỡ ra. Trong khi đó, màng PE có độ dính kém, dễ mở ra sau khi bị miết vào nhau.
Đốt thử: Màng PVC không dễ bắt lửa, có mùi hăng, nó sẽ tắt ngay sau khi bạn tắt nguồn lửa. Trong khi đó, màng PE dễ bắt lửa, cháy nhanh, thậm chí có thể tiếp tục cháy sau khi bạn tắt nguồn lửa.
3. Màng bọc thực phẩm có được dùng trực tiếp trong ḷ vi sóng hay không?
Bạn có thể sử dụng màng bọc thực phẩm trong ḷ vi sóng, tuy nhiên, c̣n tùy thuộc vào chất liệu của màng bọc. Hăy chú ư những kư hiệu trên hộp màng bọc để biết sản phẩm đó có thể cho vào ḷ vi sóng không, v́ những màng bọc chất liệu khác nhau có công dụng khác nhau.
Màng bọc được chia ra làm hai loại, với mục đích khác nhau: Loại thông thường, chủ yếu được sử dụng để bảo quản thực phẩm, bọc thức ăn trong tủ lạnh. Loại thứ hai là màng bọc ḷ vi sóng, có thể sử dụng trong ḷ vi sóng.
Loại màng bọc thông thường: Loại này là màng bọc PE và màng bọc PVC, được sử dụng bọc rau, trái cây, thức ăn thừa. Hai loại này đều không chịu được nhiệt độ cao, chỉ có thể sử dụng trong tủ lạnh, giúp giữ tươi rau quả, thực phẩm. Đặc biệt với loại màng bọc PVC, nếu bạn cho vào ḷ vi sóng, các chất độc hại có thể kết tủa, gây hại cho sức khỏe bạn.
Màng bọc ḷ vi sóng: Hai loại màng bọc PVDC và PMP đều có thể chịu được nhiệt độ cao, khoảng từ 140 độ C tới 180 độ C. Cả hai loại màng này đều có ghi chú rơ ràng "Có thể sử dụng trong ḷ vi sóng" trên nhăn mác, khi bán ra thị trường. So với hai loại trên, hai loại màng bọc này có giá thành đắt hơn nhiều.
4. Những lưu ư khi sử dụng màng bọc thực phẩm trong ḷ vi sóng
Khi hâm nóng thức ăn có dầu mỡ, để đảm bảo thức ăn không bị bắn tung tóe lên thành ḷ, bạn nên dùng màng bọc bọc trên hộp/bát đựng thực phẩm, thay v́ dùng nắp. Tuy nhiên, khoảng cách giữa màng bám và bề mặt thức ăn tối thiếu là 2,5 cm, nhằm đảm bảo màng bọc không bị vỡ, khi đồ ăn trong bát tăng tới nhiệt độ cao.
Ngoài ra, sau khi bọc thực phẩm, bạn nên dùng tăm chọc nhẹ một vài lỗ trên bè mặt màng bọc trước khi cho vào ḷ. Nó sẽ giúp làm bay hơi nước, tránh vỡ lớp màng bọc.
5. Sử dụng màng bọc có thực sự tốt cho sức khỏe?
Xung quanh việc sử dụng màng bọc thực phẩm, có nhiều tranh căi về tác dụng thực sự của sản phẩm này tới sức khỏe con người. Dù vậy, không thể phủ nhận những vai tṛ của màng bọc, đó là:
- Ngăn thực phẩm bị phân hủy nhanh làm giảm hương vị. Giúp thực phẩm giảm bay hơi nước.
- Tách thực phẩm khỏi môi trường xung quanh, nhờ thế ngăn ngừa nhiễm khuẩn chéo, làm giảm sự phát triển của vi khuẩn.