Truyền thông Trung Quốc đồng loạt đăng lên vào ngày 5/3 nói rằng có tổng cộng 311 tàu cá Việt Nam đă xâm nhập vào khu vực nội thủy, lănh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc vào tháng 2, với mục đích đánh bắt cá và làm gián điệp bất hợp pháp, khiến sự kiện được Trung Quốc công bố báo cáo về hành động “xâm nhập lănh hải” của tàu cá Việt Nam vào đúng lúc tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt đến Đà Nẵng là “có tính toán” và “có chủ ư”.

Báo cáo của SCSPI đưa ra dữ liệu về hành động "xâm nhập lănh hải Trung Quốc" của tàu cá Việt Nam.
Báo cáo của Viện Sáng kiến Nghiên cứu T́nh h́nh Chiến lược Biển Đông (SCSPI) thuộc Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc, được truyền thông nước này đồng loạt đăng lên vào ngày 5/3 nói rằng có tổng cộng 311 tàu cá Việt Nam đă xâm nhập vào khu vực nội thủy, lănh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc vào tháng 2, với mục đích đánh bắt cá và làm gián điệp bất hợp pháp.
“Trong số đó, có 212 tàu đi vào vùng biển phía đông nam của đảo Hải Nam, bán đảo Lôi Châu và vùng biển gần Quảng Đông, và khoảng 90 tàu cá đă đi vào lănh hải của Trung Quốc ở Vịnh Bắc bộ”, báo cáo của Trung Quốc nói.
Theo báo cáo này, hầu hết các tàu cá của Việt Nam tập trung hoạt động tại những khu vực gần các thủy lộ chính dành cho lực lượng hải quân và không quân của nước này tại hai tỉnh trên. “Thậm chí, một số tàu cá Việt Nam c̣n lọt vào tầm ngắm của các căn cứ quân sự Trung Quốc”, báo cáo nói thêm.
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, một nhà nghiên cứu thuộc viện ISEAS Yusof Ishak có trụ sở ở Singapore, nhận định với VOA rằng báo cáo của Trung Quốc được đưa ra vào đúng thời điểm tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đến thăm Việt Nam cho thấy có một sự tính toán để “khớp các việc vào với nhau” v́ theo ông, việc tàu cá hai bên thỉnh thoảng đi vào lănh hải của nhau là “chuyện b́nh thường”.