Ư từng là quốc gia gây sốt khi người dân liên tục chia sẻ cộng đồng nên tránh xa người Trung Quốc. Họ ḱ thị những người trung Quốc gặp phải trên đường. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, Ư lại đang là nước bị nhiều quốc gia ḱ thị lại v́ dịch bệnh bùng phát đáng sợ.
Khi virus corona bùng phát ở Trung Quốc, một làn sóng sợ hăi và kỳ thị những người đến từ đất nước tỷ dân nổi lên ở Italy.
Số khách ghé qua các nhà hàng Hoa vơi nửa trong thoáng chốc. Đâu đó, trên đường phố Italy, du khách Trung Quốc chịu cảnh bị chế nhạo, nhục mạ.
Trong một video chia sẻ rộng răi trên mạng, người đàn ông Italy nói với một du khách Trung Quốc: “Đi về quê nhà mà ho”.
Một quán cà phê gần đài phun nước Trevi tại Rome cũng treo biển cấm khách hàng từ đất nước tỷ dân. Một cách làm khiến sự phẫn nộ, kỳ thị ngày càng lan rộng.
Du khách đến từ Italy tiến hành kiểm tra thân nhiệt tại Tây Ban Nha.
Đến nay, Italy vẫn là quốc gia duy nhất ở Châu Âu cấm cửa mọi chuyến bay xuất phát từ Trung Quốc.
Giờ đây, khi số ca mắc bệnh tại đây tăng cao mỗi ngày, người dân ở đất nước h́nh đôi ủng lại thấy bất ngờ khi đến lượt ḿnh bị người khác lảng tránh.
Không được chào đón ở nhiều nơi
Gabriele Battaglia (53 tuổi) bay đến Bắc Kinh từ thành phố Milan vào đầu tuần này. Trước khi đi, ông nghĩ mọi việc diễn ra suôn sẻ. Giờ đây, ông ở trong số những người thuộc diện khách nước ngoài cần cách ly v́ đến từ vùng dịch.
“Mọi người đều cảm thấy sốc”, Battaglia nói. Ông đă sinh sống ở Bắc Kinh suốt 9 năm nay.
“Nhưng tôi hiểu tại sao chính quyền làm vậy. Cũng giống như cách họ làm với tỉnh Hồ Bắc. Những ai có khả năng mang theo virus đều cần tách biệt khỏi những người c̣n lại”, ông cho hay. Mỗi ngày, ông phải báo cáo thân nhiệt hai lần cho lực lượng y tế.
Với những người Italy ở nước ngoài, họ cảm nhận rơ rệt việc không được chào đón.
Tại nhiều điểm đến du lịch trên thế giới, du khách Italy không c̣n được chào đón như trước đây.
“Tôi cảm thấy bị xúc phạm. Một khách quen tại quán bar nơi tôi làm việc đưa khẩu trang và bắt tôi phải đeo bằng được. Tôi bị kỳ thị v́ quốc tịch của ḿnh”, Cristiano Giuriato, một bồi bàn người Italy phục vụ tại Madrid (Tây Ban Nha), viết trên mạng xă hội.
Du khách từ Italy bị coi là mối nguy hiểm mang theo mầm bệnh. Nhiều nước, bao gồm cả Trung Quốc, áp đặt lệnh cách ly hai tuần với đối tượng này. Một số quốc gia ban lệnh cấm nhập cảnh các vị khách đến Italy trong thời gian gần đây.
Romania đưa ra lệnh hạn chế đi lại, áp dụng cách ly hai tuần đối với bất kỳ ai đi du lịch từ Bologna và vùng lân cận Veneto ở Italy. Hungary cũng tiến hành kiểm tra phương tiện ở biên giới đất liền với Italy, sẵn sàng phương án cách ly với bất cứ ai có khả năng mắc virus.
Mauritius và Seychelles, hai quốc gia ở Đông Phi là địa điểm nghỉ mát phổ biến với người Italy, ra lệnh cấm nhập cảnh người dân từ quốc gia này. Hôm 27/2, Israel đă buộc một chiếc máy bay quay trở lại Rome ngay sau khi hạ cánh. Chỉ có hành khách Israel được phép rời khỏi máy bay.
“Hăy hy vọng chúng ta ít nhất lấy lại được tiền của ḿnh”, một người nói sau khi máy bay hạ cánh về Rome.
Một máy bay của Italy bị buộc phải quay trở lại Rome sau khi hạ cánh không lâu xuống Israel."Thay v́ đi nghỉ, điều nên làm là ở nhà cách ly"
Tính đến ngày 1/3, tổng số ca nhiễm tại Italy tăng lên 1.128 người, với 240 ca được phát hiện trong ngày 29/2.
Kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại quốc gia ven Địa Trung Hải, chính phủ nước này đă ra lệnh hạn chế tụ tập đông người và đóng cửa toàn bộ trường học ở khu vực phía Bắc.
Các thị trấn tại vùng Lombardy, nơi có số người bệnh đông nhất, bị phong tỏa hoàn toàn, với lực lượng vũ trang đứng canh gác tại các lối vào.
Song, điều đó không ngăn chặn các trường hợp mới mắc virus tiếp tục xuất hiện ở phía nam nước này, rồi vượt biên giới qua Thụy Sĩ, Tây Ban Nha, nơi đông khách du lịch Italy đang đi nghỉ.
Trong ḷng Italy, sự phân biệt giữa hai vùng Nam - Bắc càng khoét sâu khi số ca mắc bệnh chủ yếu đến từ phía Bắc nước này.
Mặc dù dịch bệnh đang lan rộng, chính phủ Italy và một số quốc gia láng giềng quyết định không đóng cửa biên giới.
Bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu của Italy Vincenzo Amendola cho biết “ư tưởng công dân nước này bị cấm đặt chân vào các nước khác là không chấp nhận được” sau cuộc gặp đầu tuần trước với các đại sứ Liên minh Châu Âu EU ở thủ đô Rome.
Trong khi đó, khách du lịch cũng tránh đến Italy, với số lượng khách giảm sâu đến mức các hăng hàng không hủy gần hết các chuyến bay, c̣n các du thuyền trống rỗng.
Một số trận đấu bóng đá và sự kiện thể thao buộc phải tổ chức kín, hạn chế số lượng tham gia hoặc bị hoăn lại vô thời hạn.
Sự căng thẳng thậm chí gia tăng giữa hai miền tại Italy. Phần lớn những người nhiễm bệnh đến từ vùng phía Bắc giàu có. Giờ đây, người dân phía Nam đang xua đuổi họ.
“Họ đang ở đây, tận hưởng kỳ nghỉ. Trong khi điều họ nên làm là ở nhà cách ly”, một cư dân ở Ischia, ḥn đảo nằm ngoài khơi bờ biển Naples, bày tỏ.
“Họ nên cảm thấy xấu hổ về chính ḿnh”, người này nói sau khi nh́n thấy các du khách từ phía Bắc đặt chân đến bến cảng trên đảo.
Hiện tại, chính phủ vẫn chưa áp dụng bất cứ lệnh hạn chế đi lại trên cả nước, ngoài trừ các thị trấn bị cách ly.
“Làm thế nào mà những người đến từ vùng dịch có thể tự do đi lại khi không có ai kiểm tra họ? Sẽ tốt hơn nếu không có khách du lịch nào đến từ phía Bắc hết”, Nello Musumeci, thống đốc đảo Sicily, phát biểu sau khi một số ca nhiễm bệnh mới trên đảo được xác nhận có tiếp xúc với người từ khu vực Lombardy.
VietBF Sưu Tầm