Nếu ăn tôm hùm không cẩn thận sẽ dẫn đến tiêu chảy ngay. Giá tôm hùm đang rẻ, là một trong những hải sản ngon, bổ dưỡng. Nhưng trẻ dưới 1 tuổi đă được ăn tôm hùm chưa, và ăn thế nào để không bị dị ứng, đi ngoài?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tôm hùm là một trong những hải sản ngon, bổ và đang dịp giải cứu nên có giá bán rẻ hơn nhiều so với các tháng trước. Nhiều bà mẹ tranh thủ mua tôm hùm về bồi dưỡng cho con, nhưng trẻ em nên cho ăn tôm hùm thế nào để không bị dị ứng, đi ngoài?
Giá tôm hùm đang rẻ nên nhiều mẹ muốn bồi dưỡng cho con. Ảnh minh họa.
Nên cho trẻ ăn tôm hùm dạng luộc, hấp
Theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm), tôm hùm là loài hải sản rất tốt cho trẻ nhỏ v́ giàu dinh dưỡng, khoáng chất, vi chất cần thiết (các vitamin, nhất là vitamin A, D) dễ hấp thu, quan trọng cho phát triển xương, hỗ trợ hệ tiêu hóa và chức năng ruột của trẻ. Tôm rất giàu protein, canxi, phốt pho, iốt, kẽm và nhiều loại khoáng chất giúp trẻ phát triển, ngừa chứng thiếu máu, thiếu sắt.
Có nhiều lợi ích khi cho trẻ ăn tôm, nhưng khi nào trẻ có thể cho trẻ ăn tôm hùm, ăn bao nhiêu là đủ?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ từ tháng thứ 7 trở đi có thể cho con ăn tôm biển, tôm đồng thường xuyên để cung cấp canxi cho trẻ. Hiện đang mùa thu hoạch tôm hùm, giá rẻ hơn b́nh thường có thể mua về làm thức ăn cho trẻ. Nhưng khi cho trẻ ăn cần lưu ư:
- Tôm hùm to, vỏ cứng nên cần bóc vỏ lấy thịt ra rồi băm nhỏ (cho trẻ lớn), hoặc nghiền nhuyễn cho vào cháo, bột để nấu cho trẻ ăn dặm. Trẻ đă lớn hơn từ 3 tuổi trở lên có thể cho ăn các loại cháo, ḿ, miến… nấu với thịt tôm.
- Quan trọng nhất khi cho trẻ ăn tôm là phải chọn loại tươi, nấu chín kỹ. Không cho trẻ ăn gỏi tôm, hoặc nấu chưa chín kỹ. Cũng không cho ăn tôm chết v́ dễ gây dị ứng, ngộ độc cho trẻ.
- Tốt nhất cho trẻ ăn dạng luộc hấp v́ giữ được nhiều dinh dưỡng hơn món rán.
- Trẻ trong giai đoạn ăn bột và cháo th́ cần gỡ thịt tôm rồi xay, nghiền nhỏ, hoặc băm tôm, hoặc giă thịt tôm lấy nước nấu bột, cháo cho trẻ ăn.
Ăn bao nhiêu là đủ?
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho rằng, nếu có điều kiện th́ ngày nào cũng có thể cho trẻ ăn thịt tôm hùm. Nếu lo ngại nhiều protein th́ cho ăn ít thịt tôm, hoặc làm ruốc, băm, xay nhỏ, hoặc kho, rang cho trẻ ăn thường xuyên.
Theo hướng dẫn của các nhà dinh dưỡng th́ tùy tháng và tuổi mà lượng ăn mỗi bữa có khác nhau:
Trẻ 7 – 12 tháng mỗi bữa ăn khoảng 20 – 30g thịt tôm (bỏ vỏ) nấu với bột, cháo. Có thể ăn 1 bữa/ngày, tối thiểu ăn 3 – 4 bữa/tuần.
Trẻ 1 – 3 tuổi mỗi ngày ăn 1 bữa (nấu khoảng 30 – 40g thịt tôm) cho vào cháo (hoặc ḿ, bún, súp…).
Trẻ từ 4 tuổi trở lên có thể ăn 1 – 2 bữa tôm/ngày, mỗi bữa có thể ăn 50 – 60g thịt tôm (100g cả vỏ).
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khuyên, con tôm hùm to các mẹ có thể chế biến thịt tôm làm ruốc, kho khô, cắt miếng, băm nhỏ, xay nhuyễn cho trẻ ăn dần, hoặc thay thịt lợn làm chả, nem cho cả nhà ăn cũng rất ngon miệng và bổ dưỡng. Nếu ngại tôm hùm có nhiều protein canxi, natri và các chất bổ khác th́ các mẹ cho ăn ít tôm hùm đi, ăn có chừng mực để trẻ không bị mất cân bằng dinh dưỡng. Nên cho trẻ ăn tôm vào buổi trưa để cơ thể kịp hấp thụ, nếu ăn buổi tối th́ mẹ cần cho thêm nhiều nước để cân bằng dinh dưỡng và dễ tiêu hóa hơn.
Cha mẹ cũng cần biết là hệ miễn dịch của trẻ yếu, cơ địa dễ mẫn cảm, hay bị dị ứng, đi ngoài v́ ăn tôm. Vi vậy cần thận trọng, tập cho trẻ ăn tôm từ ít đến nhiều, để tránh dị ứng, ngộ độc tôm (nhất là với trẻ có cơ địa dị ứng cần phải thận trọng hơn). Tốt nhất cho trẻ ăn thử một ít và chờ đợi, nếu trẻ không có phản ứng nào bất thường th́ mới cho ăn b́nh thường.