nCoV dễ bám vào tế bào hơn SARS 1.000 lần. nCoV có một đột biến gene giống HIV giúp virus có khả năng bám vào tế bào người hiệu quả gấp 1.000 lần so với virus SARS.
nCoV bám trên tế bào cơ thể người. Ảnh: SCMP.
Giáo sư Ruan Jishou và cộng sự ở Đại học Nankai tại Thiên Tân khi xem xét hệ gene của nCoV, t́m thấy một đoạn gene đột biến không tồn tại ở virus SARS nhưng có nhiều điểm giống virus HIV và Ebola. "Phát hiện này chỉ ra con đường lây nhiễm của nCoV có thể khác hẳn virus corona gây dịch SARS", nhóm tác giả kết luận trong báo cáo công bố trên trang Chinaxiv.org, kho dữ liệu Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc.
Các nhà khoa học nhận thấy virus SARS (hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng) xâm nhập vào cơ thể người bằng cách liên kết với protein thụ thể ACE2 ở màng tế bào. Một số nghiên cứu ban đầu chỉ ra nCoV có cấu trúc gene giống SARS tới 80%, có thể lây nhiễm qua con đường tương tự. Nhưng protein ACE2 không tồn tại với số lượng lớn ở người khỏe mạnh, điều này giúp hạn chế một phần quy mô lây lan của dịch SARS năm 2002 - 2003 ở mức 8.000 ca nhiễm trên khắp thế giới.
Các virus có độ lây nhiễm cao khác bao gồm HIV và Ebola, nhắm vào protein furin, hoạt động như chất kích hoạt protein trong cơ thể người. Khi được sản sinh, nhiều protein ở trạng thái không hoạt động và cần phân cắt ở từng thời điểm để kích hoạt các chức năng của chúng.
Theo nghiên cứu, đột biến có thể tạo ra một cấu trúc chẻ ở protein h́nh gai của nCoV. Virus sử dụng các gai protein ch́a ra để bám vào tế bào vật chủ, nhưng thông thường, protein này ở trạng thái bất hoạt. Nhiệm vụ của cấu trúc chẻ là đánh lừa protein furin ở người để nó kích hoạt protein dạng gai, tạo ra điểm tiếp hợp giữa virus và màng tế bào. So với cách xâm nhập của SARS, phương pháp liên kết này hiệu quả hơn gấp 100 - 1.000 lần.
Chỉ hai tuần sau khi công bố, nghiên cứu của giáo sư Ruan Jishou thu hút nhiều lượt xem nhất trên trang Chinarxiv. Trong một nghiên cứu theo dơi, nhóm chuyên gia đứng đầu là giáo sư Li Hua ở Đại học Khoa học và Công nghệ Huazhong tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, xác nhận phát hiện của giáo sư Ruan. Đột biến không tồn tại ở virus SARS, MERS hay Bat-CoVRaTG13, loại virus corona ở dơi có hệ gene giống 96% với nCoV. Đây có thể là lư do tại sao nCoV lây nhiễm mạnh hơn các loại virus corona khác, giáo sư Li cho biết trong báo cáo công bố trên trang Chinarxiv hôm 23/2.
Nghiên cứu công bố ngày 10/2 trên tạp chí Antiviral Research của nhà khoa học người Pháp Etienne Decroly ở Đại học Aix-Marseille cũng phát hiện cấu trúc chẻ không tồn tại ở các loại virus cùng họ với nCoV.
Theo nghiên cứu của giáo sư Li, các loại thuốc nhằm vào furin có thể ngăn cản nCoV nhân lên trong cơ thể người, bao gồm một loạt thuốc điều trị HIV như Indinavir, Tenofovir Alafenamide, Tenofovir Disoproxil và Dolutegravir và thuốc điều trị viêm gan C như Boceprevir và Telaprevir. Các nhà nghiên cứu cũng hy vọng thông qua furin, họ có thể làm sáng tỏ lịch sử tiến hóa của virus trước khi truyền sang người.