Một thợ nail Việt không hiểu nên cứ khăng khăng đ̣i đi làm, không cần nghỉ ngơi, khiến lúc đó bà chủ mới nói là bà ấy muốn tôi ở nhà ít nhất 14 ngày để pḥng ngừa… virus Corona, sau khi thợ nail này về Việt Nam ăn Tết và trở lại Mỹ được gần một tuần rồi, mà chủ không cho đi làm. Lúc đầu bà chủ nói khéo rằng ‘mùa này tiệm đang vắng khách, em cứ ở nhà nghỉ ngơi vài tuần đi.
Học viên đang làm móng cho khách hàng tại trường dạy nghề nail, tóc và trang điểm Advance Beauty College ở Westminster. (H́nh: Tâm An)
Đó là tâm sự của chị Mỹ Tiên, 35 tuổi, thợ nail giỏi 15 năm kinh nghiệm ở Brea.
Chị Mỹ Tiên cũng như một số thợ nail, tiệm nail của người Việt tại Mỹ cũng ít nhiều bị cuốn vào không khí hoang mang, lo lắng trước tin dịch bệnh gây ra bởi virus Corona, dù rằng cả nước Mỹ cho đến ngày 12 Tháng Hai, chỉ mới có 14 người nhiễm bệnh này.
Chị Mỹ Tiên cho biết thêm: “Tôi là thợ chính của tiệm nên mọi năm vừa trở lại Mỹ là bà chủ hối đi làm liền. Nhưng nay bị chủ ‘cách ly’, khiến tôi phải chơi thêm nửa tháng, thu nhập cũng mất đi một nửa. Tôi biết rằng bà ấy rất cẩn thận. Pḥng bệnh hơn chữa bệnh, dù buồn nhưng tôi nghĩ đó cũng là điều tốt.”
Chị Vicky Lê, ở Cypress, cũng đang ở trong t́nh cảnh tương tự, chị cho hay: “Tôi mới từ Việt Nam qua cách đây 10 ngày. Bà chủ tiệm nail nói tôi hăy ở nhà ít nhất hai tuần để theo dơi t́nh h́nh, rồi hăy trở lại làm việc. Có lẽ tôi cũng nên đi xét nghiệm virus Corona cho yên tâm trở lại, chứ nghỉ ở nhà hoài cũng tiếc thời gian quá.”
Chị cho biết thêm: “Bà chủ tôi là người Việt, tiệm tôi làm ở khu Mỹ trắng nên bà ấy cẩn thận lắm. Có một số tiệm của bạn bè tôi ở khu người Mexico, th́ họ không sợ ǵ cả, vẫn nhận thợ đi làm b́nh thường dù mới về Việt Nam qua như tôi.”
Gần mười năm nay, chị Vicky mới về Việt Nam ăn Tết nhưng xui thay, chị về đúng đợt bùng phát dịch bệnh corona ở Trung Quốc, rồi lây lan sang Việt Nam.
Trường dạy nghề nail, tóc và trang điểm Advance Beauty College ở Westminster vẫn đông học viên và khách hàng, chưa bị ảnh hưởng về thông tin dịch virus Corona. (H́nh: Tâm An/Người Việt)
Chị Vicky kể: “Tôi về trước Tết tới ba tuần, lúc đó chưa có nhiều tin tức về dịch bệnh này, nên đă lên kế hoạch đi du lịch khắp nơi, từ Phan Thiết, Đà Lạt ra tới Vịnh Hạ Long ở phía Bắc Việt Nam. Khoảng những ngày gần Tết, tôi chợt thấy người dân khắp nơi, từ khu chung cư tôi ở tạm tới phi trường, trên khoang máy bay, ai ai cũng đeo khẩu trang hết. Lúc đó tôi mới biết t́nh h́nh chắc là khá nghiêm trọng.”
“Trên chuyến bay từ Việt Nam sang Đài Loan, có rất nhiều người đeo khẩu trang. Nhưng chuyến bay từ Đài Loan sang Mỹ, th́ hầu như chỉ có người Châu Á đeo khẩu trang c̣n người Mỹ th́ không,” chị Vicky cho biết.
Từ miền Đông Hoa Kỳ, chị Nancy Lưu, chủ một tiệm nail ở Fairfax, Virginia, cho hay: “Tiệm của tôi đa phần là khách Mỹ trắng, ở khu sang, nhưng chúng tôi không hề nhận thấy sự kỳ thị nào từ phía khách hàng. Dường như họ không quan tâm tới virus Corona v́ họ cho rằng nó xảy ra ở tận Trung Quốc, một nước cách xa đây cả nửa ṿng trái đất.”
Bà Ann Phan, 62 tuổi, thợ làm nail 25 năm kinh nghiệm tại Los Angeles, cho hay: “Tiệm của tôi làm ở khu người Hoa rất đông, mùa này có hơi vắng khách nhưng mọi năm đều như vậy, có lẽ không phải do dịch virus Corona v́ khách tới đây cũng không ai nói ǵ về chuyện này. Tuy vậy, tại tiệm chúng tôi có để sẵn nước rửa tay tiệt trùng và khẩu trang cho khách ngay ở cạnh quầy lễ tân. Một điều nhỏ vậy thôi nhưng được khách hàng rất khen ngợi.”
“Thợ nail chúng tôi b́nh thường vẫn đeo khẩu trang để tránh hóa chất độc hại. Bây giờ có dịch Corona, ngoài khẩu trang, chúng tôi đeo cả gang tay. Cho dù có gặp khách người Hoa hay từ Trung Quốc sang, chúng tôi cũng vẫn phải phục vụ. Nếu từ chối sẽ rất dễ bị cho là kỳ thị,” bà nói thêm.
Michelle Phan (trái), chuyên gia trang điểm nổi tiếng gốc Việt, bị một số người vào trang Instergram và Twitter của cô chỉ trích v́ nghĩ rằng cô là người Trung Quốc. (H́nh minh họa: Emma McIntyre/Getty Images)
Ông Tâm Nguyễn, chủ nhân trường dạy nghề nail, tóc và trang điểm Advance Beauty College ở Westminster, cho biết: “Tôi chưa nghe nói về sự ảnh hưởng của dịch virus Corona tới trường học chúng tôi. Khách hàng vẫn tới b́nh thường. Nhưng thông tin về dịch bệnh virus Corona ảnh hưởng ít nhiều tới đời sống của người Châu Á chúng ta, nhất là người gốc Việt.”
“Có một chuyện mà tôi nghe từ anh bạn hiện là cư dân ở thành phố Temecula, đây là một thành phố rất ít dân Châu Á, đa số là dân Mỹ trắng. Trong một lần đi chợ, vợ anh ấy chỉ bị ho một tiếng thôi, vậy mà tất cả mọi người Mỹ xung quanh ở trong chợ vừa bịt miệng vừa chạy. Phản ứng của người Mỹ với người Á Châu ḿnh kinh khủng quá!” ông Tâm nói.
“Hiện giờ rất nhiều người Việt cũng như người Á Châu nói chung đang bị kỳ thị v́ dịch virus này. Làm cho tôi cũng cảm thấy mặc cảm. Tôi mới đọc một bài báo về cô gái gốc Việt rất nổi tiếng là Michelle Phan. Qua bài đọc của cô ấy, tôi rất buồn trước sự thiếu hiểu biết của người Mỹ. Họ đă nhầm lẫn cô ấy là người Trung Quốc,” ông cho biết thêm.
Trên tạp chí Dailymail.co.uk, ngày 5 Tháng Hai, đăng tải bài viết về chuyên gia trang điểm gốc Việt nổi tiếng Michelle Phan, một số người vào trang Instergram và Twitter của cô, buông những lời lẽ khiếm nhă. Họ lên án người Trung Quốc và người Á Châu về việc ăn thịt các loài động vật hoang dă như rắn, dơi, chuột… gieo rắc mầm bệnh virus Corona cho cả thế giới. Họ nhầm lẫn cô là người Trung Quốc.
Michelle Phan đă phải lên tiếng rằng cô là người Mỹ gốc Việt, hiện đang ở Mỹ và cha mẹ cô là người Việt Nam, không phải là người Trung Quốc.
Nhân viên hăng hàng không Korean Air tại phi trường quốc tế LAX mang khẩu trang chống ảnh hưởng viruscorona COVID-19 hôm Thứ Tư, 12 Tháng Hai, 2020. (H́nh: Daniel Slim/Getty Images)
Anh Ḥa Nguyễn, chủ tiệm nail ở Missourri kể một câu chuyện vui có thật khi anh ra phi trường để bay từ Kansas về Los Angeles: “Tôi lỡ đi tới phi trường muộn, chỉ c̣n có 45 phút nữa là tới giờ bay. Tại cửa kiểm tra an ninh, mọi người xếp hàng dài chờ đợi. Thấy tôi vừa đeo khẩu trang lại vừa ho vài tiếng, mọi người xếp hàng trước tôi đều giật ḿnh, họ quay lại nh́n tôi. Tôi bèn thử chào họ bằng tiếng Hoa ‘ní hảo’. Không ngờ mọi người đang xếp hàng đứng trước tôi, không ai bảo ai, đều né ra hết, ưu tiên cho tôi lên kiểm tra an ninh trước. Hên quá, nếu không th́ tôi trễ giờ bay rồi.”
“Tôi không nghĩ là họ kỳ thị, mà là họ sợ bị lây bệnh. Nh́n chung đa số người Mỹ bản xứ rất lịch sự, kín đáo, không hề tỏ thái độ khinh khi mà chỉ là nhường đường, ưu tiên cho người bệnh đi trước để an ninh phi trường họ kiểm tra xem tôi có sốt hay bệnh không. Lúc đó tôi có cảm giác họ nghĩ tôi như một ổ dịch bệnh, khiến ai cũng phải né. Nhưng tôi rất vui v́ nhờ thế mà không bị trễ chuyến bay,” anh Ḥa vui vẻ nói thêm.
Bà Lương Thị Hoa, 47 tuổi, là thợ nail ở Santa Ana, cho biết: “Từ Tết ta tới giờ, gia đ́nh tôi tuyệt đối không đi ăn ngoài nhà hàng, không đi tiệc tùng, hội họp, khiêu vũ cuối tuần. Chúng tôi cũng không về Việt Nam. Chúng ta không thể coi thường dịch bệnh này v́ hiện chưa nước nào có thuốc chữa cũng như vaccine pḥng ngừa.”
Bà Hoa lo ngại: “Nghề nail là một nghề rất dễ bị lây nhiễm, kể cả các loại nấm, vi khuẩn chứ chưa nói ǵ tới virus này. Mỗi ngày một thợ phải tiếp xúc với hàng chục khách hàng, cả tiệm phải đón cả trăm khách. Chúng tôi phải sờ vào tay, chân và nói chuyện, giao tiếp với khách, cho nên thực sự tôi rất lo lắng. Nhất là mỗi khi có dịch virus nguy hiểm như thế này. Tôi đă tự xin nghỉ một tháng để chờ xem t́nh h́nh thế nào rồi tính tiếp, dù chủ tiệm không ép buộc tôi nghỉ.” (Tâm An)