Dân Vũ Hán sợ đến điểm cách ly. Chuyện này do chính một người Vũ Hán kể lại. Bác của Wenjun Wang chết ở khu cách ly tại Vũ Hán sau khi nhiễm virus corona, nên cô sợ điều này lặp lại với bố mẹ ḿnh.
Chuyên gia bệnh truyền nhiễm: Cách ly không ngăn được virus Corona
Wang, người nội trợ 33 tuổi, cùng các thành viên khác trong gia đ́nh vẫn ở Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, kể từ khi thành phố bị phong tỏa hôm 23/1 để ngăn dịch viêm phổi do chủng virus corona mới (nCoV) lây lan.
Bác của Wang đă chết tại khu cách ly v́ nhiễm virus. Bố cô đang ốm nặng, trong khi mẹ và d́ bắt đầu có triệu chứng nhiễm bệnh. "Bố tôi bị sốt cao. Hôm qua ông sốt tới 39,3 độ C, ho liên tục và thấy khó thở. Tôi phải mua máy oxy về nhà và giờ ông phải dùng đến nó 24/7", Wang chia sẻ.
Wang đang phải cho bố dùng cả thuốc tây lẫn thuốc bắc, khi không có bệnh viện nào tiếp nhận ông do chưa có đủ bộ xét nghiệm để xác định ông bị nhiễm nCoV.
Bệnh nhân nhiễm virus corona sẽ phải cách ly
Mỗi ngày, mẹ và d́ của Wang phải đi bộ tới bệnh viện với hy vọng t́m được chỗ điều trị cho bố cô, dù họ cũng đang ốm. Tuy nhiên, không bệnh viện nào đồng ư tiếp nhận ông.
Vũ Hán có nhiều điểm cách ly với trang thiết bị cơ bản để tiếp nhận bệnh nhân có triệu chứng nhiễm dịch nhẹ hoặc trong thời gian ủ bệnh. Nhưng những điểm cách ly này không có giường dành cho bệnh nhân có triệu chứng nặng như bố Wang.
"Bác tôi đă chết tại một điểm cách ly bởi không có trang thiết bị y tế điều trị cho bệnh nhân có triệu chứng nghiêm trọng. Tôi thực sự hy vọng cha tôi có nơi điều trị phù hợp, nhưng không ai liên hệ hoặc giúp đỡ chúng tôi. Tôi từng liên hệ với nhân viên cộng đồng vài lần nhưng câu trả lời nhận được luôn là 'không có cơ hội t́m được chỗ điều trị ở bệnh viện vào thời điểm này đâu'", Wang nói.
Ban đầu Wang cho rằng điểm cách ly mà bác và bố cô tới là một bệnh viện, nhưng hóa ra nó là một khách sạn, nơi không có y tá, bác sĩ hay ḷ sưởi. Họ tới đó vào buổi chiều và nhân viên mang cho họ món ăn nguội ngắt vào buổi tối. T́nh trạng của bác Wang nặng hơn khi xuất hiện triệu chứng suy hô hấp nghiêm trọng và rơi vào trạng thái bất tỉnh.
"Không có bác sĩ nào tới cứu bác tôi. Bố và bác tôi ở hai pḥng tách biệt và khi bố tôi vào pḥng lúc 6h30 sáng, bác ấy đă qua đời", Wang kể.
Các bệnh viện dă chiến đă được xây dựng để chuyển những người đang điều trị trong các bệnh viện khác tới đó, nhưng Wang không hy vọng có thể được tiếp nhận điều trị ở cơ sở mới.
"Nếu theo hướng dẫn của chính quyền, điểm cách ly là nơi duy nhất dành cho chúng tôi. Nhưng nếu tới đó, điều từng xảy ra với bác liệu có lặp lại với bố tôi hay không. Do đó, chúng tôi thà chết ở nhà c̣n hơn", Wang chia sẻ.
Wang cho biết không ít gia đ́nh sống gần nhà cô rơi vào hoàn cảnh tương tự. "Bạn của bố tôi thậm chí c̣n bị từ chối tiếp nhận ở điểm cách ly chỉ v́ ông ấy bị sốt cao", Wang nói.
Trung Quốc hiện đối mặt với t́nh trạng thiếu vật tư y tế và bệnh viện quá tải sau khi dịch viêm phổi bùng phát. Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc ước tính Hồ Bắc cần 100.000 trang phục và thiết bị bảo hộ mỗi ngày, nhưng 40 nhà sản xuất của Trung Quốc chỉ cung cấp được tổng cộng 30.000 chiếc mỗi ngày. Thủ tướng Lư Khắc Cường hôm 1/2 đề nghị Liên minh châu Âu (EU) tạo điều kiện để Trung Quốc mua thêm vật tư y tế chống dịch.
"Chúng tôi thấy sợ bởi không biết chuyện ǵ sẽ xảy ra", Wang lo lắng và thêm rằng nếu biết thành phố bị phong tỏa ngày 23/1, cô đă đưa cả gia đ́nh rời khỏi Vũ Hán.
"Biết đâu ở nơi khác, chúng tôi sẽ có hy vọng. Tôi không biết liệu quyết định nghe theo chính quyền và ở lại Vũ Hán có phải đúng đắn hay không", Wang cho hay.
Dịch viêm phổi do nCoV khởi phát tại thành phố Vũ Hán từ tháng 12/2019, sau đó lan ra 31 tỉnh thành Trung Quốc và 26 quốc gia, vùng lănh thổ trên thế giới. Hiện có ít nhất 492 người chết và hơn 24.500 người nhiễm bệnh trên toàn cầu.
VietBF@ sưu tầm.