Idlib của Syria những ngày gần đây rất náo nhiệt khi có sự góp mặt của quân đội Thỏ Nhĩ Kỳ với nhiều trang thiết bị chiến đấu. Mới đây cuộc tấn công nă pháo đă khiến lính Thổ bị thiệt hại và đă có người nằm xuống. Liên hợp quốc rất sợ cuộc chiến của 2 nước láng giềng này sẽ đi đến cao trào, phá vỡ ḥa b́nh thế giới
Đoàn xe quân sự Thổ Nhĩ Kỳ tại thị trấn Dana thuộc tỉnh Idlib của Syria, ngày 2/2/2020. (Ảnh: AFP/Getty Images)
Ngày 3/2, thông qua người phát ngôn Stephane Dujarric, Tổng thư kư Liên hợp quốc kêu gọi các bên ngay lập tức chấm dứt các hành vi thù địch. “Chúng tôi rất quan ngại trước những báo cáo về các vụ đụng độ giữa quân đội chính phủ Syria và các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ ở khu vực Tây Bắc Syria… Diễn biến leo thang này, một lần nữa lại cho thấy mối đe dọa từ cuộc xung đột đang tiếp diễn ở Syria đối với an ninh, ḥa b́nh khu vực và trên thế giới…Chúng tôi cũng quan ngại sâu sắc trước những thông tin liên tiếp về thương vong trong dân thường và t́nh trạng người dân phải rời bỏ nhà cửa trên diện rộng, do chiến dịch tấn công mà chính phủ Syria đang thực hiện bên trong vùng giảm căng thẳng ở Idlib…Một lần nữa, Tổng thư kư Liên hợp quốc nhắc lại lời kêu gọi chấm dứt các vụ tấn công nhằm vào dân thường và các công tŕnh dân sự” – ông Dujarric nói.
Trong bối cảnh các vụ đụng độ giữa hai nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ và Syria chưa có dấu hiệu kết thúc, ông Dujarric cho biết, Liên hợp quốc đang tiến hành tiếp xúc ngoại giao ở nhiều cấp độ khác nhau nhằm phát đi thông điệp về tính cần thiết của việc hạ nhiệt căng thẳng.
Phát ngôn viên trên nêu rơ, Liên hợp quốc đang quan ngại về sự an toàn của hơn 3 triệu dân thường ở Idlib và các khu vực lân cận, với hơn 1 nửa trong số này đă phải rời bỏ nhà cửa do các vụ không kích và tấn công đạn pháo.
Theo số liệu thống kê do ông Dujarric vừa công bố, từ ngày 31/1 đến 2/2, đă có ít nhất 25 cộng đồng người bị ảnh hưởng bởi các vụ tấn công đạn pháo, trong khi 47 cộng đồng người khác trở thành nạn nhân của các vụ không kích. Các hành vi thù địch tiếp diễn từ tháng 12/2019 cho tới nay đă khiến hơn 500.000 người phải rời bỏ nhà cửa, với 80% trong số này là phụ nữ và trẻ em.
Viện dẫn báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ông Dujarric cho biết, chỉ riêng trong tháng qua, đă có ít nhất 53 cơ sở y tế phải ngừng hoạt động do an ninh bất ổn và nguy cơ bị tấn công.
Qua đó, phát ngôn viên này nhắc lại thông điệp của người đứng đầu Liên hợp quốc nhằm kêu gọi các bên tôn trọng nguyên tắc và quy định của Luật nhân quyền quốc tế, gồm cả việc bảo vệ thường dân và các cơ sở hạ tầng dân sự trong các chiến dịch quân sự. Theo quan điểm của ông Guterres th́ không hề tồn tại giải pháp quân sự cho cuộc xung đột ở Syria và con đường duy nhất dẫn tới sự ổn định cho quốc gia Trung Đông này chính là giải pháp chính trị toàn diện và đáng tin cậy do Liên hợp quốc thúc đẩy và đă được tŕnh lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Ngày 3/2, Thổ Nhĩ Kỳ đă triển khai máy bay chiến đấu F-16 để chống lại các lực lượng chính phủ ở miền Tây Bắc Syria trong một diễn biến leo thang xung đột giữa hai nước láng giềng sau khi 6 binh sỹ Thổ Nhĩ Kỳ bị thiệt mạng trong các vụ bắn pháo. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết, hiện đă có 35 binh sỹ Syria bị “vô hiệu hóa”. Trong khi đó, Tổ chức giám sát nhân quyền Syria (SOHR) có trụ sở tại Anh cho biết, ít nhất đă có 13 binh sỹ Syria thiệt mạng c̣n truyền thông nhà nước Syria lại không đề cập tới vấn đề này.
Gần đây, lực lượng chính phủ Syria đă tăng cường chiến dịch tấn công ở Idlib – một thành tŕ cuối cùng của phe nổi dậy tại miền Tây nước này. Từ năm 2018, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đă triển khai hàng trăm binh sỹ tới các trạm quan sát ở khu vực trên, theo một thỏa thuận đạt được với Nga về thiết lập một vùng giảm căng thẳng tại Idlib./.
VietBF Sưu Tầm