Virus Corona đă làm tê liệt toàn thế giới. Nhưng sức khỏe con người là trên hết. Dù có phải thiệt hại vẫn cứ phải pḥng chống dịch cúm nguy hiểm này.
Các quan chức Trung Quốc hôm nay 1/2 cho biết số ca tử vong do virus corona trong ṿng 24 giờ đồng hồ tăng kỷ lục lên 46 người, đưa tổng số người chết do virus này lên 259.
3 hăng hàng không lớn của Mỹ gồm Delta Air Lines, American Airlines và United Airlines đă hoăn các chuyến bay tới Trung Quốc đại lục do lo ngại virus corona lan rộng. Ảnh: AFP
Ba hăng hàng không lớn của Mỹ gồm Delta Air Lines, American Airlines và United Airlines đă hoăn các chuyến bay tới Trung Quốc đại lục do lo ngại virus corona lan rộng. Ảnh: AFP
Mỹ mạnh tay đối phó dịch
Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và cơ quan y tế Trung Quốc, chỉ trong ṿng 24 giờ, số ca nhiễm virus corona tại Trung Quốc tăng thêm 2.100 người, khiến tổng số ca nhiễm virus này trên toàn cầu lên 12.000 người. Phần lớn trong số này đều ở Trung Quốc, chỉ khoảng 100 ca bệnh ở rải rác 21 quốc gia khác.
Virus corona “oanh tạc” hầu hết các tỉnh/thành và vùng lănh thổ của Trung Quốc. Đă có 24 quốc gia và vùng lănh thổ trên thế giới xác nhận ca nhiễm virus corona, gồm: Thái Lan, Nhật Bản, Hong Kong, Singapore, Đài Loan, Australia, Malaysia, Ma Cao, Nga, Pháp, Mỹ, Hàn Quốc, Đức, Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất, Canada, Anh, Việt Nam, Italy, Ấn Độ, Philippines, Nepal, Campuchia, Sri Lanka và Phần Lan. Hiện chưa ghi nhận ca nào tử vong do virus corona ở ngoài Trung Quốc.
Sau khi WHO ban bố t́nh trạng khẩn cấp toàn cầu đối với dịch bệnh do virus corona, Mỹ liền công bố t́nh trạng khẩn cấp và chính quyền Tổng thống Donald Trump áp lệnh hạn chế đi lại bằng cách tạm thời cấm nhập cảnh vào Mỹ đối với công dân nước ngoài nếu từng đến Trung Quốc 2 tuần trước đó. Lệnh cấm này sẽ có hiệu lực từ 5h chiều 2/2.
Mỹ xác nhận có 7 trường hợp nhiễm virus corona. 195 công dân Mỹ vừa được sơ tán từ “ổ dịch” Vũ Hán (Trung Quốc) đến một căn cứ quân sự ở bang California. Số người này đă bị cách ly và kiểm dịch do một người trong số này t́m cách cố gắng chạy trốn.
195 công dân Mỹ được giữ lại ở Căn cứ Không quân March tại bang California trong ṿng 14 ngày để đảm bảo không ai bị nhiễm virus corona.
Giới chức Mỹ cho biết, bất kỳ công dân Mỹ từng lưu lại tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) trong 14 ngày qua đều phải qua kiểm dịch trong ṿng 14 ngày khi nhập cảnh vào Mỹ.
Công dân Mỹ đến tỉnh/thành hay vùng lănh thổ khác của Trung Quốc trong ṿng 14 ngày trở lại đây sẽ phải trải qua quá tŕnh quét ḍ nhập cảnh và được theo dơi kiểm dịch trong ṿng 14 ngày.
Mỹ cũng tiến hành sàng lọc các đường bay từ Trung Quốc đến một số sân bay lớn tại Kennedy, Chicago và San Francisco.
TS. Anthony S. Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ cho rằng Mỹ mạnh tay với các biện pháp trên bởi hiện c̣n nhiều ẩn số về virus corona và phương thức lây nhiễm của loại virus này.
Chứng khoán bị “vạ lây”
Nỗ lo virus corona lan rộng lại một lần nữa nhấn ch́m chứng khoán Mỹ sau khi các hăng hàng không hủy chuyến bay đến Trung Quốc. Không riêng ǵ Mỹ, chứng khoán các nước cũng lao đao v́ virus corona lan nhanh, đe dọa tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Chỉ số S&P 500 trên thị trường Mỹ đêm qua hứng chịu phiên lao đáy kể từ đầu năm 2020 sau khi các hăng hàng không lớn của Mỹ hủy các chuyến bay đến và từ Trung Quốc đại lục. Phiên giao dịch đêm qua trở thành phiên tồi tệ nhất của chứng khoán Mỹ kể từ tháng 10/2019 và đẩy thị trường vào vùng tiêu cực.
Dịch bệnh do virus corona cũng kéo tụt giá dầu c̣n dưới 52 USD/thùng, đồng thời đẩy cổ phiếu của các công ty năng lượng lớn như Exxon Mobil và Chevron lao dốc 4%.
Cổ phiếu công nghệ cũng giảm điểm, nhất là cổ phiếu của những công ty sản xuất chất bán dẫn và có liên quan mật thiết đến chuỗi cung ứng tại và lân cận Trung Quốc.
Ngành hàng không tê liệt
Việc 3 hăng hàng không lớn của Mỹ gồm Delta Air Lines, American Airlines và United Airlines hoăn các chuyến bay tới Trung Quốc đại lục là minh chứng rơ nhất về tác hại kinh tế do virus corona gây ra, khi mà kinh tế toàn cầu vừa có dấu hiệu phục hồi nhờ thương chiến Mỹ - Trung hạ nhiệt cuối năm 2019 và 2 bên đạt thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 trong tháng 1/2020.
Ba hăng hàng không này đă hoăn tất cả các chuyến bay giữa Mỹ và Trung Quốc đại lục do lo ngại virus corona lan nhanh trên toàn cầu.
American Airlines cho biết hăng này đă lập tức tạm dừng các chuyến bay đến và từ Trung Quốc đại lục cho đến ngày 27/3, nhưng hăng này cùng United Airlines vẫn duy tŕ các chuyến bay từ Mỹ đến Hong Kong.
Trong khi đó, Delta Air Lines và United Airlines cho biết sẽ tạm dừng các chuyến bay giữa Mỹ và Trung Quốc đại lục từ ngày 6/2. Riêng United Airlines, hăng này dự kiến mở lại các chuyến bay đến và từ Trung Quốc vào ngày 28/3.
Ngoài Mỹ, các quốc gia khác đă hạn chế các chuyến bay tới Trung Quốc. Tại 2 quốc gia châu Phi là Rwanda và Kenya, 2 hăng hàng không RwandAir và Kenya Airways đă hủy tất cả các chuyến bay đến và từ Quảng Châu (Trung Quốc) cho đến khi có thông báo mới.
Bên cạnh đó, nội dung đăng tải trên Twitter của Phó Thủ tướng Ba Lan cho thấy LOT Polish Airlines - hăng hàng không quốc gia của nước này - quyết định hoăn các chuyến bay đến Trung Quốc cho đến ngày 9/2 sau khi hơn chục người bị nghi nhiễm virus corona đang điều trị tại bệnh viện ở Ba Lan và hơn 500 người khác đang được theo dơi y tế.
Theo hăng tin Reuters, Iran đă tạm nghỉ các chuyến bay đến Trung Quốc do virus corona. Hăng thông tấn Tasnim của Iran hôm 31/1 cho biết các chuyến bay từ Trung Quốc đến Iran đă bị “cấm cửa”.
Lo ngại dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp đă hạn chế giao dịch, đóng cửa các cửa hàng ở Trung Quốc. Nhiều cảnh báo cho rằng thị trường tài chính sẽ bị “vạ lây”.
Virus corona nguy hại hơn SARS?
Các chuyên gia kinh tế nhận định, việc ngành du lịch bị tê liệt, các nhà máy bị đóng cửa và t́nh h́nh kiểm dịch căng thẳng ở Trung Quốc đại lục sẽ làm suy giảm các hoạt động kinh tế ở nước này. Tuy nhiên, vẫn quá sớm để đánh giá tác động của virus corona lên các nền kinh tế khác.
Không ít ư kiến cho rằng tác động của dịch bệnh do virus corona tới kinh tế toàn cầu không nặng nề như dịch SARS bùng nổ tại Trung Quốc năm 2002-2003.
Đem so dịch bệnh do virus corona với dịch SARS là phép so sánh khập khiễng bởi dịch SARS diễn ra giữa lúc tăng trưởng toàn cầu đi xuống vào đầu năm 2003, nhưng sau đó đă phục hồi mạnh mẽ.
Ở góc độ khác, các nhà phân tích của hăng dịch vụ tài chính lâu đời JPMorgan cho rằng, hiệu ứng gợn sóng của dịch bệnh do virus corona có thể lớn hơn so với dịch SARS, bởi thời điểm dịch SARS bùng phát, Trung Quốc chỉ chiếm 5% nền kinh tế toàn cầu, c̣n đến năm 2019, tỷ lệ này đă gấp 3,6 lần lên 18%.
VietBF@ sưu tầm.