01/31/20
(ABC News) – Thượng viện vào hôm thứ 5 bước sang ngày thứ hai chất vấn luận tội Tổng thống Donald Trump, với nhiều câu hỏi dành cho hai bên công tố và biện hộ.
Những ǵ họ muốn biết cho thấy họ đang suy nghĩ ǵ trước ngày bỏ phiếu liệu có cần gọi nhân chứng ra khai trước phiên xét xử ở Thượng viện hay không. Vào cuối ngày thứ 5, có vẻ như Lănh tụ Đa số Thượng viện Mitch McConnell đă có đủ số phiếu để có thể ngăn chặn nhân chứng, để nhanh chóng có thể chuyển sang bỏ phiếu liệu có tha bổng cho tổng thống diễn ra vào cuối ngày thứ Sáu hoặc thứ Bảy.
Sau đây là 3 điểm đáng chú ư trong ngày chất vấn thứ hai.
1) Dân chủ quay sang Chánh thẩm Justice Roberts
Thậm chí ngay cả khi Cộng hoà tỏ ra tự tin đă nắm đủ phiếu để ngăn chặn nhân chứng, Dân chủ vẫn t́m đến Chánh thẩm Tối cao Pháp viện John Roberts, chủ toạ phiên xét xử, để có thể có lá phiếu phá vỡ thế cân bằng 50-50.
Thượng nghị sĩ Chris Van Hollen (Dân chủ – Maryland) vào hôm thứ 5 cho biết, ông cũng dự tính vào thứ Sáu sẽ đề nghị thỉnh nguyện kêu gọi Chánh thẩm Roberts ra phán quyết về trát đ̣i nhân chứng và tài liệu, và về “bất cứ tuyên bố đặc quyền hành pháp này.”
Toán luật sư biện hộ lại tranh căi rằng, đó không phải là điều mà Hiến pháp hay quy định của Thượng viện cho phép, những đề như vậy phải được giải quyết bằng cuộc bỏ phiếu ở Thượng viện hay tại toà.
Trong suốt phiên chất vấn hôm thứ 5, ứng cử viên sơ bộ 2020, thượng nghị sĩ Dân chủ Elizabeth Warren (Massachusett) đặt câu hỏi về tính hợp pháp của Chánh thẩm, Tối cao Pháp viện và Hiến pháp, khi mà ông Roberts chủ toạ một phiên xét xử mà “trong đó các thượng nghị sĩ Cộng hoà từ chối cho phép nhân chứng hay chứng cớ.”
Lănh đạo toán công tô viên Hạ viện, Dân biểu Adam Schiff cho rằng, Chánh thẩm đă làm chú toạ đáng ngưỡng mộ. “Tôi không nghĩ một phiên toà không có nhân chứng phản ánh bất lợi cho Chánh thẩm. Tôi nghĩ nó phản ánh bất lợi cho chúng tôi,” Schiff tuyên bố.
2) “Những động cơ lẫn lộn”
Hầu hết ngày chất vấn thứ hai đều dành cho tranh căi về câu hỏi “những động cơ lẫn lộn” – hay nói cách khác, nếu một vị tổng thống có những lư do chính trị chính đáng để đưa ra quyết định hành động, th́ có ổn không nếu ông cũng có những động cơ cá nhân trong đó.
Sự liên quan của nó đối với vấn đề Ukraine, và những ǵ các luật sư biện hộ là do Trump quan ngại về tham nhũng được đặt ra trong câu hỏi của Thượng nghị sĩ Susan Collins (Cộng hoà – Main), và một số thượng nghị sĩ lưỡng đảng. Nếu có “t́nh huống hợp pháp mà trong đó một tổng thống có thể yêu cầu một chính phủ ngoại quốc điều tra một công dân Mỹ, bao gồm một đối thủ chính trị không bị chính phủ Mỹ điều tra, th́ chúng là những t́nh huống nào và áp dụng vào hồ sơ này như thế nào?”
“Tôi không thể h́nh dung hoàn cảnh phù hợp,” Schiff nói. “Có thể phù hợp cho Bộ Tư pháp, hành động động lập và có thiện chí. Có thủ tục tŕnh tự làm việc này.”
“Nếu quư vị kết luận một tổng thống hành động với những động cơ lẫn lộn, một số chúng sai trái, và một số hợp pháp th́ quư vị nên bỏ phiếu truy tố. Nguyên tắc đó bắt nguồn sâu sắc và phổ biến trong luật h́nh sự và dân sự từ nhiều thế kỷ,” ông Schiff nói thêm.
3
) Adam Schiff: Quư vị không thể dựng chuyện
Đó là lúc cho thấy Dân chủ bực bội khi tranh căi với các luật sư biện hộ tổng thống.
Trả lời một câu hỏi từ Thượng nghị sĩ Dân chủ Mazie Hirono (Hawaii), Schiff miêu tả t́nh huống “là điều nằm trong mục mà quư vị không thể dựng chuyện.”
Schiff giải thích, trong khi Thượng viện nghe hai bên tranh căi về vấn đề “liệu một tổng thống có thể bị luận tội v́ đă đưa ra những tuyên bố đặc quyền hành pháp giả tạo đối với nỗ lực sử dụng toà án để che đậy hành vi sai trái, th́ Bộ Tư pháp của ông Trump, nơi đang chống lại trát đ̣i của Hạ viện lại ra toà hôm nay. “Thẩm phán cho rằng, nếu Quốc hội không thể thực thi trát đ̣i của họ ở toà, th́ biện pháp khắc phục ǵ đây?” Schiff nói. “Và luật sư Bộ Tư pháp đáp: luận tội, luận tội, luận tội. Quư vị không thể dựng chuyện được.”
Hương Giang (Theo ABC News)