Khoai tây mọc mầm thì vứt chứ những thực phẩm này mọc mầm lại bổ hơn. Chúng ta thường được nghe nói rằng rau củ mọc mầm không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên có nhiều loại thực phẩm mọc mầm lại chứa nhiều dinh dưỡng hơn bình thường.
Tỏi
Mầm tỏi chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao gấp nhiều lần so với tỏi thông thường. Lượng chất này tăng cao nhất vào ngày thứ 5 kể từ khi tỏi bắt đầu nảy mầm. So vởi tỏi thường, mầm tỏi có tác dụng chống ung thư và làm chậm quá trình lão hóa tốt hơn. Không những thế, mầm tỏi còn chứa nhiều chất xơ, vitamin A, C...
Chỉ cần củ tỏi không bị nấm mốc thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng ngay cả khi nó bị mọc mầm.
Đậu tương (đậu nành)
Mầm đậu tương là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Đậu tương bình thường tuy tốt nhưng lại chứa một số chất khó hấp thu. Tuy nhiên, khi mọc mầm, các chất này được phân giải, đồng thời hàm lượng dinh dưỡng cũng tăng lên.
Khi thấy đậu tương lên mầm thì nên ăn ngay, tốt nhất là khi mầm dài chưa tới 1/2cm.
Giá đỗ
Hạt đậu xanh chứa lượng kali và các chất dinh dưỡng cao, tốt cho người bị cao huyết áp. Khi đậu xanh nảy mầm và mọc thành giá đỗ, hàm lượng caroten cao hơn hẳn, giúp tăng cường thị lực cho mắt, cải thiện làn da thô ráp, cân bằng lượng dầu trên da.
Mầm gạo lứt
So với gạo thường, gạo lứt được biết đến là chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn. Đặc biệt là khi gạo lứt nảy mầm, lượng dưỡng chất sẽ tăng lên. Ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Nhật Bản, mầm gạo lứt rất được ưa chuộng.
Mầm đậu Hà Lan
Cứ 100gr mầm đậu Hà Lan lại chứa tới 2700 mg caroten. Trong khi đó, các loại rau củ chúng ta thường ăn chỉ có lượng caroten là 100mg/100gr.
Hơn nữa, mầm đậu Hà Lan rất dễ chế biến. Bạn có thể dùng mầm đậu Hà Lan để làm rau trộn, xào hay xào trứng đều rất ngon miệng.