Theo một nhà báo người Việt ở California có lời mời buổi tiệc tất niên ở Lănh sự quán VN tại San Francisco năm nay là do những mối quen biết cũ, khiến buổi tiệc có khách mời, tuyệt đại đa số hơn 200 khách là người Việt, trong buổi tiệc tất niên ở Lănh sự quán VN tại San Francisco năm nay có nhiều nét mới nhưng cũng có đôi điều chưa ai nói.
Ông Nguyễn Trác Toàn, Tổng lănh sự VN tại San Francisco, Hoa Kỳ
Tối 24 Tết, tôi được mời dự lễ tất niên do Tổng lănh sự quán Việt Nam tại San Francisco tổ chức.
Có lời mời này là do những mối quen biết cũ, từ hồi những ngày tôi c̣n ở vùng Washington DC, làm việc cho Đài Á châu tự do.
Đương nhiên là tôi phải đi chứ, tôi cũng chưa đến dự những lần như thế này. Tôi muốn biết ở đó có những ai. Vả lại, ngài Tổng lănh sự Nguyễn Trác Toàn cũng mới vừa nhận nhiệm sở, tôi muốn biết một nhân vật mới, như cái bệnh nghề nghiệp của người làm báo.
Buổi tiệc được tổ chức tại một khách sạn lớn ở trung tâm San Francisco. Nhận xét đầu tiên là… buổi tiệc trễ đến gần một giờ đồng hồ. Lỗi không phải ở ban tổ chức, mà là ở khách mời, tuyệt đại đa số hơn 200 khách của buổi tối hôm đó là người Việt.
Ai ở Mỹ lâu chắc chắn cũng đều biết như tôi, là các buổi tiệc của cộng đồng người Việt, kể cả đám cưới… đều trễ giờ. Hóa ra khi đứng bên này hay bên kia, đặc điểm trễ giờ dự tiệc của người Việt ta không thay đổi mấy.
Điều thứ hai tôi nhận thấy ngay khi vào pḥng tiệc là không có… cờ đỏ. Đúng ra là có, nhưng chỉ có một cái bé xíu, nằm trong một cái huy hiệu được làm ra cho những buổi lễ, những sự kiện trong năm 2020 này, kỷ niệm 25 năm ngày b́nh thường hóa quan hệ Việt Mỹ.
Trên sân khấu, tên nước cũng bỏ đi ḍng chữ Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa, mà chỉ ghi là Tổng lănh sự quán Việt Nam mà thôi. Ngoài ra, màu đỏ c̣n nằm trong chiếc quốc huy, và trong hai câu đối Tết:
Mai vàng rực rỡ chờ Tết đến
Hạnh phúc an vui khắp mọi nhà.
Không rơ ban tổ chức vô t́nh hay cố ư mà dùng Mai, chứ không dùng Đào, v́ vẫn biết rằng, các viên chức ngoại giao Việt Nam vốn đến từ xứ Đào nhiều hơn là xứ Mai. Cũng có thể là ngài Tổng lănh sự, do từng đi sứ tại nước láng giềng Campuchia, nên quen với màu vàng Mai phương Nam ấy chăng?
Có hơn phân nửa số thực khách là những người Việt trẻ tuổi. Người ta nói với tôi, đó là những du học sinh Việt Nam, hay là những du học sinh đă học xong rồi ở lại Mỹ trong những năm gần đây.
Một số ông bà trên bảy mươi, nh́n th́ đoán là họ ở Mỹ lâu rồi, chắc là những Việt kiều yêu nước… trước kia, thành viên Mặt trận Tổ quốc chẳng hạn.
Tôi đoán thế thôi, dựa trên những định kiến có sẵn của ḿnh, có thể là sai. Nhưng số người ấy rất ít.
Không thấy có quan chức người Mỹ hay người xứ khác, mà chỉ là chồng/vợ của những người Việt Nam, một số doanh nhân có công ăn việc làm tại Việt Nam.
Anh bạn mời tôi nói, đây không phải là một buổi tiếp tân trịnh trọng mang tính chất lễ nghi, mà một buổi họp thân t́nh với người Việt với nhau thôi. Ngoài ra, tôi c̣n thấy có cả một vị sư nữa.
Quả đúng là không có mấy tính chất lễ nghi mà tôi lo ngại với những phát biểu dằng dặc của các quan chức "đảng và nhà nước." Khi mọi người đă đông đủ, người điều khiển chương tŕnh cho tiến hành các tiết mục văn nghệ ngay, và mọi người bắt đầu ăn ngay.
Vâng, đồ ăn ngon; có đủ cả chả gị, gị lụa, chả quế, bánh tét, bánh chưng… đủ cả. Mà chả gị lại được cuốn bằng bánh tráng gạo như ngày xưa, chứ không phải loại bánh tráng ḿ để giữ lâu như thường thấy ở các tiệm ăn Việt Nam tại Mỹ.
Thực khách ăn một lúc th́ ngài Tổng lănh sự mới có phát biểu ngắn.
Ông Nguyễn Trác Toàn là một người ăn nói lưu loát. Ông phát biểu không cần giấy. Ông nói về những thành công kinh tế của Việt Nam trong một năm qua, ông thuộc làu những con số. Ông nói t́nh h́nh thế giới phức tạp, có chuyện ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia, nhưng nước Việt Nam đă vượt qua được. Đặc biệt là hai từ Đảng và Nhà nước không có trong bài nói ngắn của ông.
Tôi vừa nghe vừa nghĩ, cũng đúng thôi, giữa California - nơi có cộng đồng người Việt không cộng sản lớn nhất thế giới ngoài Việt Nam (đúng vậy không nhỉ?) - th́ ông dùng từ ngắn gọn, dễ hiểu như thế là rất đúng mức, rất ngoại giao. Nhưng cái ngoại giao đôi khi quá đến mức ông không đề cập đến tên Trung Quốc, giống như các văn bản của khối ASEAN vậy. Có ǵ ngại đâu chứ, đây chỉ là buổi tiệc giữa người Việt với nhau thôi mà!
Dĩ nhiên, người cho hát nhạc nền chắc chắn cũng là một nhân viên ngoại giao. Anh ấy cho hát những bài rất phi chính trị, rất ngoại giao, như là "Tết đến rồi", cả những bản nhạc của Asia, hay Thúy Nga Paris nữa. Và đặc biệt, anh ta rất thích bản nhạc "Mùa xuân đầu tiên" của Văn Cao, cho chạy đi chạy lại đến hai lần. Một nữ ca sĩ cũng giúp vui cho buổi tiệc bằng bản nhạc này.
Tôi có nghe ở đâu đó nói rằng, ông Văn Cao sáng tác bản nhạc này sau tháng Tư năm 1975, với những h́nh ảnh nhẹ nhàng, đằm thắm, coi như một lời tạ lỗi cho chính ḿnh v́ những lời lẽ quá sắt máu trong "Tiến quân ca" ông sáng tác trước kia, trở thành quốc ca cho nước Việt Nam cộng sản.
Không biết có đúng không!
Nói chung, không khí rất vui vẻ. Tôi đi qua đi lại, nghe lỏm những câu chuyện của thực khách, th́ là những chuyện đời thường của cuộc sống Mỹ, như là đă có giấy khai thuế chưa, có cho con đi extra activities (hoạt động ngoại khóa) không, dự định về Việt Nam năm nay như thế nào…
Đến khoảng giữa buổi tiệc th́ tôi ra về. Ừ th́ cũng được, nhưng cứ nghĩ là ḿnh quên "nghĩ tới" một điều ǵ đó. Đang bâng khâng như vậy th́ gặp người quen là anh L.N., ở San Jose.
- Chào anh, anh không lên sân khấu nói ǵ à?
- Thôi, tôi lên tôi lại nói chuyện Đồng Tâm th́ các ông ấy mất vui.
Ừ đúng rồi, tôi đă quên nghĩ tới Đồng Tâm, mà không biết trong hơn 200 con người ở đó, có ai nghĩ tới Đồng Tâm hay không?
Bài viết thể hiện quan điểm của Joaquin Nguyễn Ḥa, một nhà báo người Việt ở California, Hoa Kỳ.