Báo Pháp ra ngày 15/01/2020 chủ yếu tập trung trên các chủ đề xã hội Pháp. Riêng nhật báo kinh tế Les Echos là tờ duy nhất chú ý đến thời sự quốc tế khi dành tựa đầu trang nhất và hồ sơ chính cho thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 mà Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ ký kết ngày 15/01 ở Washington.
Dưới tựa lớn trang nhất :
“Bài học của hai năm thương chiến”, Les Echos đã đánh giá thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung giai đoạn 1 là một cuộc “hưu chiến”, với một sự kiện mà tờ báo nêu bật là Trung Quốc không còn bị Hoa Kỳ coi là một nước lũng đoạn tiền tệ.
Một cuộc hưu chiến bấp bênh, Mỹ không thu được bao nhiêu
Trong bài viết chính trang trong, tờ báo kinh tế Pháp không ngần ngại cho rằng thỏa thuận thương mại mà Bắc Kinh và Washington kư kết hôm 15/01 chỉ là “một cuộc hưu chiến bấp bênh”, giúp nhiều người thở phào nhẹ nhơm sau biết bao tháng trời căng thẳng v́ leo thang.
Tuy nhiên, theo Les Echos, vấn đề đặt ra là tất cả những khúc mắc, mâu thuẫn đều chưa được giải tỏa, và các cuộc đàm phán tiếp theo được dự báo là sẽ rất tế nhị.
Đối với tờ báo Pháp, kết quả mà Mỹ thu được sau khi khởi động cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc không có nhiều : Mức tăng thuế quan mà Washington áp đặt trên hàng nhập từ Trung Quốc đă đè nặng trên hàng xuất khẩu của nước này, nhưng ngược lại, doanh số hàng Mỹ bán qua Trung Quốc cũng phải gánh chịu các đ̣n trả đũa của Bắc Kinh. Hệ quả là chính quyền Mỹ đă phải trợ cấp rất nhiều cho nông dân của họ.
![](https://i.imgur.com/LzbdzHi.jpg)
Khía cạnh bấp bênh thứ hai là cho đến lúc này, vẫn chưa rơ là liệu Trung Quốc có sẽ tiếp tục mở cửa thị trường của họ cho hàng Mỹ, và có bảo vệ tốt hơn tài sản trí tuệ như Hoa Kỳ đ̣i hỏi hay không.
Tóm lại, theo phân tích của Les Echos, Bắc Kinh đă thúc đẩy được Mỹ chấp nhận một thỏa thuận hưu chiến dù vẫn không khuất phục trước các yêu sách của Washington.
Đối với chế độ Bắc Kinh, cuộc hưu chiến thương mại đă rút được một cái gai ra khỏi chân của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh và cho phép trấn an các nhà đầu tư, người tiêu dùng và doanh nghiệp Trung Quốc trong bối cảnh nền kinh tế nước này đang tăng trưởng chậm lại. Trong khi đó, Bắc Kinh vẫn không nhượng bộ Washington chút nào trước các yêu cầu của Mỹ, muốn Trung Quốc thay đổi mô h́nh kinh tế và đ́nh chỉ chế độ trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước.
Thỏa thuận Mỹ-Trung đi ngược lại mong muốn của Donald Trump
Nhận định chung về tạm ước thương mại Mỹ-Trung, ông Sébastien Jean, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Triển Vọng và Thông Tin Quốc Tế CEPII của Pháp, cho rằng “Thỏa thuận với Trung Quốc đi ngược lại những ǵ mà tổng thống Donald Trump đang t́m kiếm”.
Đối với chuyên gia này, các mâu thuẫn chính yếu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn c̣n nguyên vẹn, cho dù đó là vấn đề trợ cấp của Nhà Nước Trung Quốc cho ngành công nghiệp của họ, vấn đề tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ hay vấn đề ảnh hưởng của quyền lực chính trị đối với các doanh nghiệp.
Trả lời phỏng vấn của Les Echos, chuyên gia Trung Tâm CEPII nhắc lại rằng thoạt đầu ông Donald Trump có hai mục tiêu : Giảm thâm hụt thương mại và sửa đổi cung cách làm ăn của Trung Quốc bị coi là không công bằng, như trợ cấp ồ ạt cho ngành công nghiệp và thiếu tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ.
Thế nhưng, sau hai năm thương chiến với Trung Quốc, thâm hụt thương mại của Mỹ vẫn chưa giảm được một cách đáng kể. Theo các thông tin về thỏa thuận được kư kết, Bắc Kinh cam kết tăng cường việc mua các sản phẩm của Mỹ, tạo điều kiện thuận lợi cho giới cung cấp dịch vụ tài chính nước ngoài thành lập cơ sở tại Trung Quốc và bảo vệ tốt hơn các quyền sở hữu trí tuệ và công nghệ, đặc biệt trong bối cảnh đầu tư vào Trung Quốc.
Theo chuyên gia Sébastien Jean, những cam kết vừa kể không có nhiều ảnh hưởng lớn và không mang lại giải pháp cho việc ngăn chặn đà phi công nghiệp hóa của nước Mỹ. Các cam kết đó thậm chí c̣n đi ngược lại những ǵ ông Donald Trump đang t́m kiếm, khi tạo điều kiện cho các khoản đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc với hậu quả là bỏ bê nước Mỹ.
Mặt khác, cũng theo chuyên gia Pháp, hai phần ba các sắc thuế mà ông Donald Trump áp đặt vẫn được duy tŕ. Đồng thời, chính quyền Hoa Kỳ cũng đă bịt miệng Tổ Chức Thương Mại Thế Giới.
Đối với chuyên gia này, thế giới đang chứng kiến một sự chuyển đổi từ chủ nghĩa đa phương sang chủ nghĩa đơn phương và sự xuất hiện của nền thương mại được quản lư, với các quan hệ thương mại phải chiều theo các quyết định chính trị.