Các nhà khoa học vừa t́m được bụi sao 7 tỷ năm tuổi tại Australia.
Thị trấn Murchison, thuộc bang Victoria ở Australia là một nơi vắng vẻ khi có chưa tới 1.000 người dân sinh sống. Tuy nhiên, đây lại là một trong những địa điểm quan trọng nhất trong lịch sử thiên văn học.
Năm 1969, một thiên thạch khổng lồ va chạm với bầu khí quyển của Trái Đất khiến các mảnh vỡ rơi xuống phía nam thị trấn này. Sau nhiều thập kỷ, các nhà nghiên cứu đă phát hiện ra bên trong những mảnh thiên thạch chứa bụi sao cực nhỏ. Đây là loạt vật liệu rắn lâu đời nhất từng được t́m thấy trên Trái Đất.
Mảnh thiên thạch Murchison chứa các hạt bụi sao hàng tỷ năm tuổi. Ảnh: Field Museum.
Các nhà nghiên cứu xác định một số bụi sao có tuổi đời khoảng 5-7 tỷ năm tuổi. Thậm chí, chúng c̣n "già" hơn Mặt Trời với khoảng 4,6 tỷ năm tuổi.
"Đây là một trong những phát hiện thú vị nhất mà tôi thực hiện. Đó là vật liệu rắn lâu đời nhất từng được t́m thấy. Chúng có thể sẽ cho chúng ta biết được cách các ngôi sao h́nh thành trong dải Ngân Hà", Philipp Heck, nhà nghiên cứu tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Field ở Chicago cho biết.
Theo PNAS, Heck và các cộng sự của ḿnh đă nghiên cứu 40 mẫu bụi sao được lấy ra từ thiên thạch Murchison. Đa số bụi sao trong thiên thạch được xác định có tuổi đời ít hơn Mặt Trời, nhưng một phần nhỏ c̣n lại đă hơn 5 tỷ năm tuổi.
"Nhiều khả năng, những hạt bụi sao này đă xuất hiện từ các vụ nổ của một số ngôi sao. Chúng có thể tồn tại từ trước khi hệ Mặt Trời h́nh thành", Heck cho biết.
Trang Cnet nhận định việc xác định được tuổi đời của bụi liên sao mang ư nghĩa quan trọng, giúp con người có thể nghiên cứu được quá tŕnh h́nh thành của vũ trụ cũng như Hệ Mặt Trời.
VietBF © sưu tầm