Sau vụ không kích ám sát tư lệnh Iran, nhiều đối tác của Mỹ tại Trung Đông đang mừng thầm khi một đối thủ hùng mạnh bị loại khỏi ṿng chiến nhưng cũng lo ngại v́ sợ chịu vạ lây.
Suốt nhiều năm, đồng minh của Mỹ trên khắp Trung Đông cáo buộc các kẻ thù của ḿnh trong khu vực được Iran chống lưng. Cường quốc khu vực hỗ trợ xây dựng các kho vũ khí và tài trợ cho nhiều nhóm vũ trang hoạt động gần hoặc ngay trong lănh thổ các đối tác của Mỹ để đảm bảo lợi ích cho Tehran.
Bộ năo đứng sau chiến lược này, tướng Qassem Soleimani, bị Mỹ tiêu diệt trong vụ không kích ngày 3/1 bằng máy bay không người lái ở thủ đô Baghdad, Iraq.
Dù động thái này có thể khiến nhiều đối tác Washington ở khu vực hài ḷng, họ chủ yếu vẫn chọn phản ứng bằng sự im lặng, theo đánh giá của New York Times.
Các thành viên nghị viện Iran lên án vụ ám sát của Mỹ và kêu gọi trả đũa. Ảnh: AP.
Toàn khu vực căng như dây đàn
Các đối tác của Mỹ ăn mừng âm thầm và dè chừng ra mặt trước cái chết của tướng Soleimani chủ yếu v́ hai mối lo ngại cho tương lai. Theo nhiều dự báo, để tránh xung đột vượt kiểm soát với Mỹ, giới lănh đạo Iran có thể trả thù cho Soleimani bằng cách tấn công đồng minh của Washington.
Trong viễn cảnh đó, khả năng Tổng thống Mỹ Donald Trump chống lưng cho đồng minh Mỹ tại khu vực vẫn c̣n là câu hỏi để ngỏ.
"Toàn bộ khu vực đang căng như dây đàn. Chúng ta đă tiến vào t́nh cảnh chưa từng tiền lệ. Không có cách nào để chuẩn bị cho những viễn cảnh sắp đến. Bất kỳ ai cũng có thể trở thành mục tiêu tiếp theo", Taufiq Rahim, nhà nghiên cứu cấp cao về t́nh h́nh Vịnh Ba Tư tại quỹ Nước Mỹ Mới, nhận định.
Sức ảnh hưởng của cả Mỹ và Iran ở Trung Đông đều được xây dựng bằng nhiều mảnh ghép. Điều đó khiến việc đánh giá mối đe dọa trả đũa của Iran càng thêm khó khăn.
Mỹ giữ quan hệ chặt chẽ với Israel và một loạt quốc gia Arab bao gồm Ai Cập, Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Trong khi đó, dưới sự lănh đạo của Soleimani, Iran nhiều thập kỷ qua đă xây dựng quan hệ mật thiết với Syria cùng các nhóm vũ trang tại dải Gaza, Lebanon, Syria, Iraq, Yemen. Nhiều đồng minh và căn cứ Mỹ đều nằm trong tầm tấn công của những tổ chức này.
Với mạng lưới rộng lớn, giới lănh đạo Tehran có thể dựa vào lực lượng đồng minh để đánh vào bất kỳ mục tiêu nào ở Trung Đông mà vẫn phủ nhận được trách nhiệm.
Các đồng minh của Mỹ tại khu vực đang vừa dự đoán bước đi kế tiếp từ Iran, vừa phải củng cố năng lực pḥng vệ, đồng thời cách ly bản thân với Tổng thống Trump và quyết định sát hại tướng Soleimani. Thậm chí, họ phải âm thầm liên lạc với Iran để tránh nguy cơ xung đột.
Lo Iran trút giận
T́nh h́nh đặc biệt nhạy cảm đối với các nước như Saudi Arabia và UAE khi chỉ có Vịnh Ba Tư ngăn cách giữa họ và đối thủ. Hệ thống cơ sở hạ tầng khổng lồ cho giao thương và nhiên liệu có thể trở thành mục tiêu cho những cuộc tấn công từ nước láng giềng.
Mối đe dọa này được thể hiện rơ trong mùa hè năm 2019, khi hai cơ sở hóa dầu hàng đầu tại Saudi Arabia bị không kích liên hoàn bởi tên lửa và máy bay không người lái. Vụ tấn công làm Saudi Arabia phải chật vật khi thiệt hại gần 1/2 sản lượng dầu quốc gia.
Giới chức Mỹ lúc đó quy trách nhiệm cho Iran. Bất chấp cam kết đảm bảo tự do vận chuyển nhiên liệu tại Vùng Vịnh mà Mỹ duy tŕ nhiều thập niên, Tổng thống Trump lại bỏ qua phương án đáp trả Iran bằng biện pháp quân sự.
Các điểm yếu mà Iran có thể tấn công trong khu vực. Đồ họa: The Sun.
Không ít tác nhân tại khu vực có ác cảm với Iran v́ nước này ủng hộ các nhóm vũ trang Hồi giáo Shia để chống những quốc gia Arab theo ḍng Sunni. V́ vậy cái chết của tướng Qassem Soleimani có thể khiến nhiều chính phủ mừng thầm khi ông là gương mặt đại diện cho chiến lược của Tehran.
Khalid al-Dakhil, nhà chính trị xă hội học tại Saudi Arabia, chỉ trích Iran những năm qua một mặt thuyết phục các nước Arab rằng họ là lănh đạo "phản kháng", chống lại sức ảnh hưởng của Mỹ và Israel, nhưng mặt khác lại thâu tóm quyền lực ở Iraq, Syria và Lebanon.
"Đây là kiểu phản kháng ǵ? Phản kháng chỉ là vỏ bọc cho bản chất tôn giáo trong chính sách của Iran cho khu vực", ông nhận định.
Dù nhiều lănh đạo tại Vùng Vịnh tán thành quyết định tiêu diệt tướng Soleimani, họ vẫn không công khai ủng hộ cuộc không kích khi lo sợ phải thay Mỹ trả giá cho cái chết của vị tư lệnh Iran.
"Saudi Arabia và những nước Vùng Vịnh vẫn giữ im lặng. Họ không muốn khiêu khích người Iran. T́nh h́nh trong khu vực đang vô cùng nhạy cảm, nhiều chia rẽ. Họ phải hết sức dè chừng và không khuấy động thêm nữa", ông Khalid al-Dakhil đánh giá.
Cuối tuần qua, Thân vương Khalid bin Salman, Thứ trưởng Bộ Quốc pḥng Saudia Arabia và là em trai của Thái tử Mohammed bin Salman, đến Washington để tham vấn cùng giới chức Mỹ về t́nh h́nh khu vực.
Ngày 4/1, Ngoại trưởng Qatar Mohammed bin Abdulraman al-Thani cũng có cuộc gặp với người đồng cấp Iran tại thủ đô Tehran.
Không đủ tin tưởng vào ông Trump
Mối lo không dừng lại từ phía Iran. Các nước trong khu vực cũng không nắm rơ mức độ ủng hộ từ Tổng thống Trump trong trường hợp trở thành nạn nhân các đ̣n trả đũa của Iran, theo Barbara Leaf, cựu đại sứ Mỹ tại UAE đang làm việc cho Viện Washington về Chính sách Cận Đông.
Bà cho rằng giới lănh đạo Vùng Vịnh đang nóng ḷng t́m hiểu Mỹ dự tính điều ǵ kế tiếp. Quan trọng hơn nữa là Washington sẵn sàng làm những ǵ cho đối tác khu vực, vốn đang chịu rủi ro rất cao khi bị Tehran nh́n nhận là đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến cấm vận kinh tế.
Đồng minh Mỹ tại các nước mà Washington đang cạnh tranh ảnh hưởng với Tehran cũng chịu cùng rủi ro.
Tại Syria, lực lượng chống chính phủ, người lưu vong và các nhà hoạt động phản đối chính phủ Tổng thống Bashar ai-Assad có thể vui mừng trước quyết định tiêu diệt tướng Soleimani.
Họ cho rằng tư lệnh Iran là đầu năo cho can thiệp quân sự của Iran chống lưng Tổng thống Assad. Điều đáng lo ngại là Mỹ đă từ bỏ nỗ lực lật đổ nhà lănh đạo Syria nhiều năm trước. Lực lượng vũ trang người Kurd, đồng minh lâu năm của Mỹ tại chiến trường, vừa bị Tổng thống Trump bỏ rơi cuối năm qua.
Tại Iraq, nơi Mỹ đă đầu tư cả tiền của và sinh mạng hơn một thập kỷ qua, không nhiều người công khai ủng hộ vụ ám sát mà Mỹ thực hiện. Ngay cả người Kurd và giới chính trị gia Sunni vốn ưu ái Mỹ hơn Iran vẫn quyết định giữ im lặng, tránh khiêu khích những lực lượng Shia tại nước này.
Đồng minh của Mỹ tại Lebanon cũng không dám lên tiếng để tránh trả đũa từ các nhóm vũ trang thân Iran. Tướng Soleimani chính là ch́a khóa cho sự trỗi dậy của Hezbollah, đưa tổ chức bị Mỹ xem là khủng bố trở thành đảng chính trị lớn và lực lượng vũ trang hùng mạnh nhất Lebanon.
Ngay cả Israel cũng phản ứng kiềm chế thấy rơ dù họ xem tướng Soleimani là kẻ thù không đội trời chung.
Chiến lược của ông khiến quốc gia Do Thái bị bao vây với hàng loạt nhóm vũ trang thù địch cùng hàng chục ngh́n súng cối và tên lửa. Tên tuổi vị tư lệnh Iran gắn liền với các vụ tấn công vào người Do Thái và cứ điểm tại Israel suốt gần 1/4 thế kỷ.
Amos Yadlin, cựu lănh đạo t́nh báo Israel nay là giám đốc Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia tại Tel Aviv, gọi việc triệt tiêu Soleimani, "người có bàn tay đă vấy máu hàng trăm người Mỹ và Israel, cùng hàng ngh́n người Arab theo Hồi giáo ḍng Sunni, là hành động thực thi công lư". Nhưng trước lo ngại trả đũa từ Iran, giới lănh đạo Israel cuối tuần qua chọn cách phản ứng là im lặng.
Nhiều quan chức nước này cho rằng cách tốt nhất là không liên quan đến vụ sát hại Soleimani. Thủ tướng Benjain Netanyahu cẩn trọng trong thông điệp của ḿnh. Ông ca ngợi hành động của Mỹ và khẳng định Irael vẫn kề vai sát cánh với đồng minh.
Tuy nhiên, ông đề cập đến "di sản" của tướng Soleimani mà không đả động ǵ đến Israel, mô tả vị tư lệnh Iran "gây ra cái chết của nhiều công dân Mỹ và không ít người vô tội trong những thập kỷ qua và cả hiện tại".
VietBF © sưu tầm