Trung - Nga - Iran xích gần nhau. T́nh thế bắt buộc họ phải hợp tác với nhau để đối phó Mỹ. Những mối quan hệ tập hợp lực lượng ở châu Á có xu hướng tập trung vào các đồng minh và đối tác của Mỹ, nhất là nhóm Mỹ - Nhật - Hàn. Nhưng ngoài ra c̣n có những nhóm khác đang được Trung Quốc và Nga thúc đẩy.
Tàu chiến Alborz của Iran chuẩn bị rời khỏi vùng biển của Iran ngày 7/4/2015 Ảnh: Fars
Trong số đó có mối quan hệ Trung Quốc- Nga - Iran. Cũng như các nhóm quan hệ khác, điều này thể hiện sự phát triển của những mối liên hệ sẵn có giữa 3 quốc gia và xu hướng hội tụ gần đây do nhiều diễn biến mới, trong đó có quan hệ đối đầu gia tăng với Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Chú ư dồn vào nhóm quan hệ Trung Quốc - Nga - Iran gia tăng trong những tuần gần đây khi 3 nước này lên kế hoạch triển khai cuộc diễn tập hàng hải chung đầu tiên trên Ấn Độ dương vào cuối tháng này. Hăng tin Fars của Iran dẫn lời tư lệnh Hải quân Iran, Chuẩn đô đốc Hossein Khanzadi, thông báo rằng Iran sẽ tổ chức đợt diễn tập 3 bên mang tên Vành đai an ninh biển trong 4 ngày, bắt đầu từ ngày 27/12. Ông Khanzadi nói rằng đây là một phần của kế hoạch hợp tác trên biển rộng hơn giữa Iran và Trung Quốc, bên cạnh các hoạt động khác như sản xuất tàu khu trục và tàu ngầm.
Phát biểu với hăng tin Iran IRNA tuần trước, ông Khanzadi cho biết cuộc diễn tập sắp tới sẽ diễn ra ở vùng biển phía bắc của Ấn Độ dương. Các bài báo địa phương nói đến khả năng Tehran và Bắc Kinh đang cân nhắc “kế hoạch hợp tác quân sự dài hạn”.
Xác nhận sự tham gia của Nga, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói: “Chúng tôi, Trung Quốc và Iran đang chuẩn bị cho một cuộc diễn tập trên biển để chống khủng bố và cướp biển ở khu vực thuộc Ấn Độ dương”.
Bất kể những ǵ được nói ra và không được nói ra, bối cảnh địa chính trị của bộ ba này khá rơ ràng: Cả ba đều đang có quan hệ khá thù địch với Mỹ và ngày càng tỏ ra sẵn sàng thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực an ninh để thể hiện năng lực của ḿnh. Nói với hăng tin Iran Mehr vào đầu tháng này, ông Khanzadi ngụ ư rằng “một cuộc tập trận chung với nhiều nước, dù trên bộ, trên biển hay trên không, đều cho thấy sự mở rộng hợp tác đáng kể”.
Tín hiệu chiến lược
Theo các nhà quan sát, ư nghĩa chiến lược của bước đi này cần được hiểu rộng hơn. Đây là khu vực chứng kiến các hoạt động quân sự ngày càng bận rộn. Mỹ triển khai chiến dịch hải quân ở Bahrain vào tháng 11 để bảo đảm an toàn cho tàu thuyền đi qua Vịnh Ba Tư. Washington cũng có kế hoạch khởi xướng và dẫn dắt Liên minh an ninh biển quốc tế ở Vùng Vịnh, với sự tham gia của Úc, Bahrain, Ả-rập Xê-út và Anh. Các bên khác cũng có thể vào cuộc sau khi Bộ trưởng Quốc pḥng Pháp Florence Parly nói hồi tháng 11 rằng một sáng kiến giám sát biển do châu Âu dẫn dắt, xuất phát từ căn cứ hải quân của Pháp ở Abu Dhabi, UAE, sẽ tham gia giám sát t́nh h́nh ở Vùng Vịnh.
Các hoạt động của Nga, Trung Quốc và Iran cũng thu hút quan tâm. Nga có chương tŕnh riêng của họ, đó là sáng kiến An ninh tập thể ở Vùng Vịnh mà Trung Quốc cũng ủng hộ. C̣n Iran có kế hoạch theo đuổi “Nỗ lực ḥa b́nh Hormuz”, gọi tắt là HOPE. Thư kư Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao Iran Ali Shamkhani nói rằng sáng kiến riêng của họ sẽ không bao gồm bất kỳ cường quốc bên ngoài nào mà chỉ là liên minh các quốc gia khu vực.
Nh́n từ khía cạnh này, Trung Quốc, Iran và Nga đều có động lực sẽ sử dụng cuộc tập trận ba bên sắp tới để thể hiện mối liên kết gia tăng giữa họ. Trong bối cảnh gia tăng các nhóm lực lượng ở khu vực, cuộc tập trận 3 bên Iran - Trung Quốc - Nga sẽ được dơi theo với một số quan ngại. Chiến dịch này diễn ra ở khu vực đang đón nhận rất nhiều hoạt động quân sự. Ngoài ra, với các nước như Ấn Độ, đang có lo ngại về khả năng những quốc gia khác, đặc biệt là Pakistan, tham gia, sau khi Chuẩn đô đốc Iran Khanzadi nói đến chuyện chào đón Islamabad, theo bài vừa đăng trên tạp chí The Diplomat.
VietBF@ sưu tầm.