Những ngày cuối năm cũng là dịp tần suất các cuộc tổng kết, gặp gỡ bạn bè, đối tác ngày một nhiều lên, nguy cơ phải uống nhiều đối với các đấng mày râu cũng v́ thế mà tăng theo. Điều này tiềm ẩn những rủi ro không báo trước.
Nước ép cà chua giúp giải rượu siêu nhanh
Theo Nghiên cứu mới công bố của Tạp chí y khoa Lancet (Anh) về t́nh trạng sử dụng đồ uống có cồn tại 189 quốc gia và vùng lănh thổ giai đoạn 1990 - 2017 cho thấy, tỷ trọng tiêu thụ bia rượu trên toàn cầu đang có xu hướng tăng nhanh, nhất là ở các quốc gia có thu nhập thấp, trung b́nh như Việt Nam, Ấn Độ...
Tại khu vực Đông Nam Á, lượng tiêu thụ rượu đă tăng 34% trong ṿng 7 năm (2010 - 2017). Đáng chú ư, ở giai đoạn này, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng tiêu thụ rượu lớn nhất thế giới, gần 90% kể từ năm 2010, gấp khoảng 2,5 lần tốc độ tiêu thụ của Ấn Độ (37,2%). Năm 2017, b́nh quân mỗi người Việt uống gần 9 lít đồ uống có cồn.
Tương tự, trong một báo cáo công bố năm 2018, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đánh giá mức tiêu thụ rượu bia của người Việt ở bậc cao so với các quốc gia khác trong khu vực. Ước tính, trung b́nh mỗi người Việt trên 15 tuổi tiêu thụ 8,3 lít cồn nguyên chất trong một năm, nhiều hơn người Trung Quốc và gấp 4 lần người Singapore.
Số liệu tốc độ tiêu thụ rượu bia tăng “chóng mặt” tỷ lệ thuận với tai nạn giao thông (TNGT) từ ma men. Kết quả một cuộc khảo sát do Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thực hiện tại 10 tỉnh, thành năm 2016 cho thấy, tỷ lệ các vụ tai nạn do rượu bia chiếm khoảng 39,6%.
Năm 2016 xảy ra gần 21.500 vụ TNGT với 8.700 người chết th́ chỉ riêng TNGT do bia rượu đă xấp xỉ 9.000 vụ. Từ gần 40% (năm 2016), theo thống kê chưa đầy đủ thời gian gần đây, có tới 65 - 70% các vụ TNGT mà người điều khiển phương tiện liên quan vi phạm nồng độ cồn.
Đơn cử trong 4 ngày Tết dương lịch 2019, chỉ riêng Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) đă tiếp nhận hơn 200 ca cấp cứu do TNGT, nhiều ca chấn thương sọ năo, đa chấn thương. Hầu hết nạn nhân trong độ tuổi từ 20 - 30, nhập viện vẫn c̣n mùi bia rượu, nhiều ca không thể tiến hành gây mê v́ bệnh nhân c̣n say xỉn.
Vậy làm thế nào để hạn chế t́nh trạng này? Theo lương y Ngô Đức Phương (Viện trưởng Viện thuốc nam), tránh t́nh trạng say xỉn tốt nhất nên hạn chế tối đa rượu bia. Bởi theo nhiều nghiên cứu, cơ thể con người chỉ có thể tiêu hóa được khoảng 300 ml lượng cồn trong 1 giờ. Do vậy, nếu uống rượu liên tục mà không ăn kèm các loại thực phẩm sẽ nhanh bị say hơn, đồng thời gây ra t́nh trạng "quá tải" đối với hoạt động lọc chất độc của gan.
V́ thế, trong trường hợp không thể từ chối được th́ các đấng mày râu nên sử dụng chiến thuật “đổ bê tông” dạ dày trước khi đi bước vào cuộc nhậu là cực kỳ quan trọng. Bởi một cái dạ dày trống rỗng sẽ làm chất ethanol dễ dàng hấp thu vào cơ thể, gây say nhanh chóng. Ngoài ra, đó cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh như viêm loét dạ dày.
Nếu chẳng may buộc phải uống quá chén th́ một bát cháo loăng nóng cũng là các “hữu hiệu” để giải rượu. Bởi chất cồn trong rượu gặp nước cháo loăng sẽ bị ngưng tụ lại làm cơ thể không hấp thụ được chất cồn nữa.
Ngoài ra, lương y Ngô Đức Phương cũng chỉ ra một loại nước ép quả cũng có tác dụng giải rượu rất rơ rệt. Đó chính là cà chua (trong cà chua có nhiều nguyên tố cali, canxi, natri…), chỉ cần uống một cốc nước ép cà chua chín, bỏ một chút muối để giảm độ chua hoặc có thể cho ít đường sẽ giúp cơ thể cân bằng lại những nguyên tố đă mất trong quá tŕnh say và bị nôn.
Theo đó, nếu uống khoảng 300 ml nước ép cà chua hoặc nhiều hơn, cơn chóng mặt của các quư ông do uống rượu có thể dần dần biến mất.
Hoặc nước gừng tươi cũng có tác dụng rơ rệt trong giải rượu. Lương y Ngô Đức Phương hướng dẫn, thái một củ gừng tươi khoảng 60 gram thành từng lát mỏng, sau đó đem sắc nước uống.
Vị gừng nóng (có tác dụng chống say rượu, v́ gừng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể. Có thể cho thêm vào nước gừng nóng một th́a nhỏ mật ong để có thể hấp thụ nhanh và giúp giải rượu.
VietBF © sưu tầm