Ở Việt Nam, ngành giáo dục đă không làm học sinh hứng thú với môn lịch sử. Học sinh coi đó chỉ là môn học phụ. Giáo sư Phạm uốc Vượng đă có bài viết rất hay: Học lịch sử để trở thành người tử tế
Một trong những tác dụng, ư nghĩa quan trọng của việc học lịch sử là giúp cho cá nhân người học nhận thức và lư giải hiện tại bao quanh họ tốt hơn.
Đương nhiên cũng sẽ có những người hỏi lại “Tại sao muốn hiểu hiện tại mà lại cần đến nhận thức lịch sử?”.
Câu trả lời rất đơn giản. Con người tuy sống trong “hiện tại” nhưng cái “hiện tại” đó lại là sản phẩm của lịch sử.
Tôi xin nêu một ví dụ, khi nh́n vào hiện tượng ùn tắc giao thông của Hà Nội hiện tại, nếu có nhận thức lịch sử tốt người ta sẽ hiểu được rằng vấn đề này không chỉ đơn giản là vấn đề của xă hội đương đại mà nó là kết quả của một quá tŕnh diễn tiến từ rất lâu trước đó trong mối quan hệ qua lại, phức tạp với nhiều vấn đề khác như quá tŕnh cận đại hóa của Hà Nội, sự mở rộng Hà Nội qua các thời ḱ lịch sử, chính sách phát triển kinh tế quản trị đô thị và vấn đề dân số…
Sử dụng tư duy lịch sử so sánh, người ta cũng sẽ có thể t́m ra những điểm chung giữa những vấn đề mà Hà Nội đang đối mặt với những vấn đề đô thị khác mà các thành phố lớn trên thế giới đă từng trải qua trong quá khứ.
Chẳng hạn t́nh cảnh của Hà Nội hiện tại có rất nhiều nét giống với t́nh cảnh của nhiều đô thị lớn ở Nhật Bản trong những thập niên 60-70 của thế kỉ trước. Đó là ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường nước và không khí.
Đấy là hậu quả trực tiếp của hiện tượng “quá mật hóa” ở đô thị và “hoang phế hóa” ở nông thôn.
Đây là hai quá tŕnh diễn tiến ngược chiều nhau khi sự phát triển kinh tế tập trung vào các đô thị dẫn tới việc lao động nông thôn đổ về các thành phố kiếm việc làm khiến cho nông thôn trở nên hoang phế khi chỉ c̣n lại người già và trẻ nhỏ.
Trong khi nông thôn thiếu lao động trẻ để duy tŕ sản xuất nông nghiệp th́ dân số tập trung quá mức ở đô thị khiến cho cơ sở hạ tầng của thành phố trở nên quá tải tạo ra ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Trong bối cảnh như thế, những người dân sống ở thành phố đă vừa trở thành nạn nhân vừa trực tiếp trở thành thủ phạm của các vấn đề đô thị.
Khi có nhận thức toàn diện và sâu sắc để lư giải được các hiện tượng, vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống, cá nhân sẽ suy nghĩ t́m cách giải quyết và điều chỉnh hành vi của ḿnh cho phù hợp để tích cực cải tạo hiện thực.
Trái lại, khi nhận thức và giải thích hiện tại sai lầm, đương nhiên các cá nhân sẽ hành động sai lầm.
Nếu như các cá nhân chỉ cho rằng hiện tượng ùn tắc giao thông ở các đô thị là do lượng xe quá lớn và ư thức tham gia giao thông của người chủ phương tiện tồi th́ họ sẽ không có những hành động tích cực để cải thiện t́nh h́nh và nghĩ rằng đó đơn giản là… việc của người khác.
Tư duy lần t́m đầu mối, nguyên nhân của các hiện tượng, vấn đề đang xảy ra trước mắt thông qua khảo sát sự ra đời, phát sinh, phát triển có tính lịch sử của nó là tư duy cơ bản của những người học lịch sử nghiêm túc.
Chính v́ vậy, giáo dục lịch sử theo kiểu “lội ngược ḍng” ở đó giáo viên lấy các vấn đề mà học sinh đang đối mặt trong cuộc sống hàng ngày hay các vấn đề nóng bỏng trong xă hội đương đại làm xuất phát điểm hay chủ đề học tập để từ đó thầy tṛ cùng lần t́m lại sự phát sinh, phát triển, các mối quan hệ dọc, ngang là một cách hay để h́nh thành và phát triển ở học sinh nhận thức lịch sử khoa học lẫn phẩm chất công dân.
Giáo dục lịch sử kiểu này cùng với giáo dục lịch sử theo chuyên đề sẽ tạo thành “giáo dục lịch sử kiểu nghiên cứu xă hội”.
Kiểu giáo dục lịch sử như vậy thường thấy trong môn “Nghiên cứu xă hội” ở nhiều nước trên thế giới.
Tất cả điều đó cho thấy, những hành động cải tạo hiện thực cho tốt đẹp hơn luôn bắt đầu từ việc các cá nhân nh́n ra những vấn đề của hiện tại và coi nó như là một sản phẩm của lịch sử.
Để có nhận thức lịch sử khoa học như thế, người ta sẽ cần đến tư duy và phương pháp sử học.
Nhận thức lịch sử hay rộng hơn là ư thức lịch sử của cá nhân, cộng đồng sẽ được h́nh thành từ rất nhiều yếu tố khác nhau: các câu chuyện kể của gia đ́nh hoặc cộng đồng, văn học-nghệ thuật, truyền thông, giáo dục trường học…
Tuy nhiên, giáo dục lịch sử trong nhà trường vẫn sẽ là một yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc h́nh thành cho học sinh nhận thức lịch sử khoa học.
Chính v́ thế, việc xă hội có ngày càng trở nên văn minh hơn, tốt đẹp hơn hay không có quan hệ mật thiết với việc giáo dục lịch sử ở trường học có thật sự được cải cách hay không.
Việc thiếu vắng giáo dục lịch sử kiểu “nghiên cứu xă hội” trong khi nhu cầu nhận thức, giải quyết hợp lư các vấn đề của xă hội ở các cá nhân đương đại dâng cao nói lên những bất cập của giáo dục lịch sử trong trường học hiện nay.
Giữa “lịch sử” và “hiện tại” cũng có mối quan hệ hai chiều. Chỉ những cá nhân có nhận thức sâu sắc, khoa học về lịch sử mới có thể nhận thức, giải thích tốt hiện tại và ngược lại chỉ có những ai không thờ ơ với “hiện tại” đặc biệt là những vấn đề của hiện tại mới tự vấn nội tâm để t́m hiểu sâu sắc về quá khứ, về lịch sử.
Nói một cách triết học th́ chỉ khi được thực tại dẫn dắt, con người lần đầu tiên mới ư thức được sự tồn tại của lịch sử.
Điều này lư giải tại sao trong những thập kỉ gần đây, nhiều nhà sử học trẻ ở Việt Nam bắt đầu quan tâm và nghiên cứu về những vấn đề thuộc về lịch sử xă hội như phong tục, trang phục, nhà ở, tâm tính… của người Việt.
Những vấn đề bức xúc của xă hội đương đại sẽ tác động trực tiếp hay gián tiếp tới “ư thức vấn đề” của các nhà nghiên cứu cũng như của từng cá nhân b́nh thường trong xă hội.
V́ vậy, nh́n vào thực tế sẽ thấy, những nhà sử học tồi là những người làm ngơ trước thực tại hoặc nhận thức, giải thích thực tại không dựa trên các nghiên cứu khoa học.
Trái lại, những nhà sử học có những tác phẩm hay, cống hiến cho cộng đồng và hậu thế sẽ luôn là những người sống hết ḿnh với thực tại và không ngừng “nh́n vào hiện tại” cho dù chủ đề nghiên cứu của họ có là lịch sử cổ đại đi nữa.
Nói một cách dễ hiểu, “hiện tại” vừa là điểm khởi đầu và vừa là điểm kết thúc trong chu tŕnh nghiên cứu của các nhà sử học. Vai tṛ của sử học hiện đại đối với sự phát triển của đất nước sẽ được nh́n nhận ở góc độ ấy.
Tất nhiên, câu trả lời về mục tiêu, ư nghĩa của việc học lịch sử như trên là câu trả lời được nh́n từ đôi mắt của con người cá nhân – con người công dân. Cũng sẽ có nhiều câu trả lời khác khi nh́n nó từ góc độ quốc gia.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy câu trả lời từ góc độ cá nhân – công dân có sự gần gũi và có sức thuyết phục hơn đối với học sinh, đặc biệt là những học sinh không có xu hướng chọn sử học như là một nghề nghiệp trong tương lai.
VietBF@ sưu tầm.