Ấn-Trung có cuộc đối đầu mới trên biển Andaman. Hiện nay biển Andaman đang trở thành mặt trận mới nhất trong cuộc cạnh tranh giữa Trung Quốc và Ấn Độ ở Ấn Độ Dương. Đây là nơi New Delhi xem là “sân sau”, sự quan tâm ngày càng tăng của Bắc Kinh tại khu vực được phơi bày đầu tháng này khi có thông tin cho rằng Hải quân Ấn Độ hồi tháng 9 đă xua đuổi tàu khảo sát mang tên Shiyan 1 của Trung Quốc đi vào vùng đặc quyền kinh tế ngoài khơi quần đảo Andaman và Nicobar mà không xin phép New Delhi.
Tàu ngầm Trung Quốc hoạt động trên biển Andaman. Ảnh: SCMP
Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế và quân sự, sự hiện diện của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương cũng tăng lên đáng kể trong thập kỷ qua. Theo đó, hàng năm, trung b́nh từ 8-10 tàu nổi, tàu ngầm cũng như tàu nghiên cứu của lực lượng hải quân thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) được nh́n thấy hoạt động tại khu vực. New Delhi nhiều lần tỏ ra quan ngại đối với hoạt động của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương, nhưng sự xâm nhập của PLAN trong và xung quanh biển Andaman không có dấu hiệu giảm xuống.
Vị thế của biển Andaman
Quần đảo Andaman và Nicobar mang đến cho Ấn Độ lợi thế về mặt địa lư và quân sự, cho phép New Delhi phô trương sức mạnh quân sự trên Vịnh Bengal và khu vực Đông Nam Á. Quần đảo này được ví như hàng không mẫu hạm không thể ch́m của Ấn Độ. Trong trường hợp nổ ra xung đột trên biển giữa Trung Quốc và Ấn Độ, Andaman và Nicobar sẽ trở thành tuyến pḥng thủ đầu tiên của Ấn Độ. Dẫu vậy, PLAN đă làm mọi cách nhằm thách thức ưu thế của Ấn Độ tại khu vực, bởi bất kỳ nước nào kiểm soát biển Andaman đều có thể kiểm soát Eo biển Malacca (do biển Andaman nối vùng biển phía Đông Ấn Độ Dương với Thái B́nh Dương thông qua Eo biển Malacca). Kể từ ít nhất năm 2012, PLAN thường xuyên tuần tra bằng tàu ngầm ở đây. Các nguồn tin thân cận với Hải quân Ấn Độ cho biết, hầu như PLAN quư nào cũng sử dụng hạm đội tàu ngầm khổng lồ của ḿnh để thực hiện nhiệm vụ trinh sát và giám sát tại các vùng biển trong khu vực.
Biển Andaman có tầm quan trọng địa chiến lược đối với sáng kiến “Vành đai, Con đường” (BRI) của Trung Quốc. Theo BRI, Trung Quốc tham gia vào các dự án kinh tế, kết nối và phát triển quan trọng dọc theo bờ biển Andaman, trong đó gồm dự án xây dựng cảng nước sâu ở quần đảo Kyaukpyu thuộc Hành lang kinh tế Trung Quốc-Myanmar; dự án xây tuyến đường sắt nối tỉnh Vân Nam với thành phố Mandalay (Myanmar); dự án xây kênh đào Kra nối biển Andaman và Vịnh Thái Lan, vốn về cơ bản sẽ làm biến đổi địa lư của Vịnh Bengal và đưa Trung Quốc gần Đông Ấn Độ Dương hơn. Những dự án này đă làm thay đổi đáng kể lợi ích về kinh tế và chính trị của Trung Quốc tại biển Andaman.
Ấn Độ tăng cường thực lực
Trong bối cảnh đó, chiến lược đối phó sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc tại biển Andaman của Ấn Độ là phát triển tiềm năng quân sự và kinh tế quần đảo Andaman và Nicobar. Hồi đầu năm nay, New Delhi tuyên bố sẽ đầu tư lên tới 50 tỉ USD để phát triển cơ sở hạ tầng quân sự và kinh tế hai quần đảo này. Đến năm 2022, Ấn Độ sẽ triển khai đến đây ít nhất 32 tàu hải quân. Điểm đáng chú ư là Hải quân Ấn Độ đang tăng cường khả năng giám sát trên biển tại khu vực. Theo đó, tại căn cứ không quân Vịnh Campbell, phía Nam quần đảo Andaman, Ấn Độ đă tân trang đường băng dài 3km, nhờ đó có thể vận hành máy bay tuần tra do thám P-8I.
Để bảo vệ biển Andaman, Ấn Độ cũng tập trung tăng cường năng lực Bộ Tư lệnh Andaman-Nicobar (ANC), đặc biệt là kể từ khi Thủ tướng Narendra Modi lên nắm quyền. Hồi cuối tháng 1, Hải quân Ấn Độ khánh thành căn cứ không quân thứ ba tại quần đảo Andaman và Nicobar mang tên INS Kohasa. C̣n trong năm ngoái, lực lượng này thành lập “điểm hậu cần chung” tại ANC, khánh thành bến tàu nổi thứ hai tại cảng Blair để hỗ trợ sửa chữa tàu.
VietBF@ sưu tầm.