Trung Quốc đang tăng cường khả năng theo dơi gần 1,4 tỷ dân đến cấp độ mới gây lo ngại, trao cho cảnh sát địa phương quyền lực không kém Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ.
Các nhà chức trách Trung Quốc đang kết hợp các công nghệ cũ và hiện đại - từ máy quét điện thoại, máy ảnh nhận dạng khuôn mặt, cơ sở dữ liệu vân tay đến nhiều thứ khác - vào các công cụ quét để kiểm soát người dân, theo cảnh sát và dữ liệu riêng được New York Times phân tích.
Sau khi được kết hợp và đi vào hoạt động, các công cụ này có thể giúp cảnh sát lấy được danh tính của mọi người khi họ đi xuống phố, t́m hiểu xem họ đang gặp ai và xác định ai là đảng viên hay không.
Mỹ và các quốc gia khác sử dụng một số kỹ thuật tương tự để theo dơi những kẻ khủng bố hoặc trùm ma túy. Các thành phố Trung Quốc muốn sử dụng chúng để theo dơi tất cả mọi người.
Tầm cao mới của gián điệp Trung Quốc
Việc triển khai sẽ làm mất quyền riêng tư cá nhân. New York Times nhận thấy chính quyền đă lưu trữ dữ liệu của hàng triệu người trên các máy chủ không được bảo vệ bằng các biện pháp bảo mật cơ bản.
Họ cũng phát hiện các nhà thầu tư nhân và người trung gian có quyền truy cập rộng răi vào dữ liệu cá nhân được thu thập bởi chính phủ Trung Quốc.
Khu phức hợp dân cư Huating Apartments, nơi có hệ thống giám sát khớp các cư dân với số điện thoại. Ảnh: .
Việc xây dựng này chỉ mới bắt đầu nhưng nó đang quét qua các thành phố của Trung Quốc. Các mạng lưới giám sát được kiểm soát bởi cảnh sát địa phương, như thể cảnh sát trưởng quận tại Mỹ lại được điều hành "Cơ quan An ninh Quốc gia" của riêng họ.
Không có kỹ thuật mới riêng lẻ nào của Trung Quốc vượt quá khả năng của Mỹ hoặc các quốc gia khác. Nhưng kết hợp cùng nhau, chúng có thể đẩy năng lực gián điệp của Trung Quốc lên tầm cao mới, giúp các máy ảnh và phần mềm thông minh và tinh vi hơn.
Sự thúc đẩy giám sát này đang trao quyền cho cảnh sát Trung Quốc, những người có vai tṛ lớn hơn ở Trung Quốc dưới thời ông Tập Cận B́nh. Nó cung cấp cho họ phương thức mạnh mẽ để theo dơi tội phạm cũng như những kẻ nổi loạn trên mạng, những người phản kháng, những người chỉ trích chính cảnh sát và những điều không mong muốn khác.
Nó thường nhắm vào các nhóm dễ bị tổn thương như công nhân nhập cư - những người nhập cư từ nông thôn để lấp đầy các nhà máy của Trung Quốc - và các nhóm dân tộc thiểu số như người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở biên giới phía tây Trung Quốc.
"Dữ liệu của mỗi người tạo ra dấu vết", Agnes Ouyang, nhân viên công nghệ ở thành phố phía nam Thâm Quyến, người cố gắng nâng cao nhận thức về quyền riêng tư, nói với New York Times. "Nó có thể được sử dụng bởi chính phủ và nó có thể được sử dụng bởi các ông chủ tại các công ty lớn để theo dơi chúng tôi. Cuộc sống của chúng tôi chẳng khác ǵ hạt bụi", Ouyang nói.
VietBF © sưu tầm