Biểu t́nh trong nhiều tháng qua ở Hong Kong đang khiến cho nhiều doanh nghiệp và người lao động phải dời Hong Kong. Đây là 1 thực tế khó tránh khỏi khi mà chính quyền và người dân không có được tiếng nói chung. Dưới đây là những thông tin cụ thể. Tờ South China Morning Post ngày 17.12 dẫn thông tin từ công ty tuyển dụng toàn cầu Robert Walters cho biết phong trào biểu t́nh chống chính phủ nhiều tháng qua ở Hồng Kông khiến các ngân hàng toàn cầu và doanh nghiệp cân nhắc thuê các địa điểm khác như Singapore và Đài Loan để hoạt động, chờ t́nh h́nh cải thiện.
Giám đốc điều hành Ricky Mui cho rằng doanh nghiệp và người lao động muốn thay đổi do lo ngại tương lai của thị trường Hồng Kông, sau khi kinh tế suy giảm trong lĩnh vực du lịch, bán lẻ và bất động sản.
“Mỗi khi buộc phải lựa chọn giữa nhân viên ở Hồng Kông hay ở nước ngoài, các công ty thường thích chuyển tạm thời nhân viên ra khỏi Hồng Kông hơn. Một số ứng viên thận trọng thích đặt văn pḥng bên ngoài Hồng Kông hơn do điều kiện thị trường và bất ổn xă hội”, ông cho biết.
Công ty ghi nhận nhiều sự sắp đặt tạm thời tương tự đang diễn ra trong thị trường việc làm gần đây.Tại Hồng Kông, các cuộc biểu t́nh nổ ra từ tháng 6 để phản đối dự luật dẫn độ, sau đó chuyển thành đ̣i hỏi phổ thông đầu phiếu giữa lo ngại tính tự trị của đặc khu này ngày càng giảm. Cảnh sát đă phải dùng hơi cay, ṿi rồng để đối phó và bắt giữ hơn 5.800 người.
Công ty dịch vụ tài chính Nomura (trụ sở chính ở Nhật Bản) dự báo nền kinh tế Hồng Kông tăng trưởng chỉ 1,2% trong năm nay và 0,1% vào năm 2020.Trước t́nh h́nh kinh tế suy yếu tại Hồng Kông và toàn cầu, nhiều ngân hàng lớn cắt giảm nhân sự và chi phí để cải thiện lợi nhuận. Deutsche Bank thông báo vào tháng 7 sẽ cắt giảm 18.000 người, trong khi Morgan Stanley đang cắt giảm 1.500 người.
Vào tháng 10, HSBC thông báo sẽ tăng tốc nỗ lực cắt giảm chi phí, trong đó có giảm nhân sự. Tại văn pḥng Robert Walters ở Hồng Kông, khoảng 10% nhu cầu tuyển dụng đến từ các công ty cho thấy họ sẵn sàng di chuyển tạm thời đến Singapore và Đài Loan.
|