Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đang cực kỳ căng thẳng. Neus Mỹ trừng phạt, Thổ sẽ trục xuất Mỹ ra khỏi Incirlik. Đs quả là kịch bản tồi tệ với Mỹ.
Nếu bị trục xuất khỏi Incirlik khả năng chiến đấu và tầm hoạt động của không quân Mỹ tại Trung Đông sẽ bị sa sút nghiêm trọng.
Mới đây, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cho biết, Ankara có thể trục xuất lực lượng Mỹ khỏi các căn cứ Incirlik và Kurecik nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt của Washington.
Trong bối cảnh đó, Lầu Năm Góc hiện đang làm mọi thứ có thể để giữ mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ, quyết không để t́nh trạng căng thẳng kéo dài với Ankara.
Incirlik được coi là ngôi nhà của Không quân Mỹ ở Trung Đông. Ước tính có tới 5.000 nhân viên Không quân Hoa Kỳ đóng quân tại căn cứ này.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan có thể trục xuất lực lượng Mỹ khỏi các căn cứ Incirlik và Kurecik .
Căn cứ không quân Incirlik có đường băng dài 3.048 mét có thể tiếp nhận bất cứ loại máy bay phản lực nào, kể cả máy bay ném bom chiến lược. Căn cứ này có đầy đủ tất cả các yếu tố của một căn cứ không quân hiện đại gồm: băi đỗ, nhà chờ, nhà kho, trung tâm liên lạc, đài phát thanh, hệ thống phát sáng, thiết bị định vị, trung tâm bảo tŕ và cứu hộ...
Incirlik chứa nhiều máy bay tiếp nhiên liệu trên không KC-135 Stratotanker. Chúng từng từng tham gia các hoạt động trên không ở Syria và Iraq. Ngoài ra, căn cứ c̣n có máy bay trinh sát và máy bay không người lái.
Incirlik được Mỹ sử dụng thường xuyên trong cuộc khủng hoảng Lebanon năm 1958, Chiến dịch Băo táp Sa mạc (1991), Chiến dịch Cáo sa mạc (1998), cũng như các cuộc chiến ở Afghanistan (từ 2001), Iraq (từ 2003) và Syria.
Theo Sputnik, nếu Tổng thống Recep Tayyip Erdogan yêu cầu người Mỹ thu dọn hành lư và rời đi th́ khả năng chiến đấu và tầm hoạt động của không quân Mỹ tại Trung Đông sẽ bị sa sút nghiêm trọng. Mỹ sẽ không thể phản ứng nhanh trong các t́nh huống quân sự ở Trung Đông.
Trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Iran tăng cao th́ rơ ràng Incirlik đóng một vai tṛ hết sức quan trọng. Căn cứ này là điều kiện tiên quyết giúp Mỹ có được lợi thế trước mối đe dọa từ Iran.
Một tài sản quan trọng khác của quân đội Mỹ, chính là hệ thống radar được đặt ở căn cứ Kurecik phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, cách biên giới với Syria không xa. Đây là thành phần chính trong mạng lưới pḥng thủ tên lửa của NATO, nó có khả năng phát hiện tên lửa đạn đạo ở khoảng cách 1.000 km. Nếu mất đi radar này, khả năng pḥng thủ của NATO sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ hiểu rơ tầm quan trọng của Incirlik và Kurecik đối với Mỹ. Do đó, ông Erdogan tỏ ra khá b́nh thản trước những đe dọa trừng phạt của Washington. Chỉ với hai quân bài này, Ankara có thể gây sức ép lên Washington, buộc giới chức Mỹ phải xem xét lại ư định trừng phạt nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ.
Ankara và Washington có thể đi đến một số thỏa thuận trong tương lai gần. Nỗ lực của Mỹ nhằm gây áp lực lên Erdogan có thể phản tác dụng, gây chia rẽ trong khối NATO.
Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, tư cách thành viên của NATO đă không c̣n quá quan trọng. Thực tế, NATO không giúp Ankara giải quyết hàng loạt vấn đề quân sự, chính trị mà nước này đang phải đối mặt.
Chính v́ thế, chính quyền Tổng thống Erdogan vẫn sẽ quyết tâm theo đuổi hệ thống pḥng thủ S-400 của Nga, thậm chí nếu Mỹ loại Ankara ra khỏi chương tŕnh F-35 th́ nước này c̣n có thể mua cả S-35, thậm chí là Su-57.
VietBF@ sưu tầm.