Các công ty Trung Quốc phớt lờ việc hủy hoại môi trường và tiêu chuẩn xă hội căn bản khi họ xây những công tŕnh đập thủy điện khổng lồ khắp thế giới. Điều này có thể gây ra nhiều rủi ro và hệ lụy tại các quốc gia có đập do Bắc Kinh xây dựng.
Đập thủy điện Soubré ở Bờ Biển Ngà do Trung Quốc xây dựng (Ảnh: AFP)
SCMP dẫn báo cáo của tổ chức phi chính phủ của Mỹ International Rivers (IR) đưa ra cảnh báo nói trên. IR nói rằng nhiều công ty Trung Quốc đă không tuân thủ những tiêu chuẩn về xă hội và hệ sinh thái quốc tế, ví dụ như những quy định của Ngân hàng Thế giới.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng một số công ty Trung Quốc thường xuyên thỏa hiệp với các mục tiêu môi trường và xă hội, cũng như coi thường những chính sách mà họ đă công bố để đảm bảo công tŕnh đúng tiến độ và tuân theo ngân sách”.
“Nếu các công ty muốn được coi là những người làm theo tiêu chuẩn, họ phải có đủ những điều kiện nhất định trước khi quyết định xây một dự án. Các bước cơ bản như công bố các bản báo cáo đánh giá tác động của việc xây dựng tới môi trường và xă hội, hoặc từ bỏ các dự án có thể ảnh hưởng tới các địa điểm UNESCO công nhận. Những bước trên là không thể thương lượng”, chuyên gia Josh Klemm, giám đốc chính sách của IR, nhận định.
Báo của IR dựa trên việc phỏng vấn và thăm trực tiếp 7 dự án đập thủy điện xây dựng ở một số nước trên thế giới như Bờ Biển Ngà, Uganda, Pakistan, Chile… từ năm 2016-2019.
Ngoài dự án Alto Maipo ở Chile, các dự án c̣n lại đều do công ty Trung Quốc xây dựng. Theo thống kê của IR, các doanh nghiệp Trung Quốc hiện thời xây dựng chiếm 2/3 các công tŕnh đập thủy điện quy mô lớn ṿng quanh thế giới.
Theo nghiên cứu, 4/7 công tŕnh được xem xét đă không công bố báo cáo đánh giá mức độ ảnh hưởng tới môi trường và nhiều dự án đă không xem xét hoặc đề cập tới những mối quan ngại từ các bên có liên quan ở địa phương.
“Chỉ có duy nhất 1/7 dự án được nghiên cứu đầy đủ về tác động tới môi trường và được công khai trước khi xây dựng”, báo cáo kết luận.
Theo IR, các công ty xây dựng đă “đùn đẩy trách nhiệm qua chính phủ các nước”, nhấn mạnh rằng những vấn đề như vậy nằm ngoài nhiệm vụ của họ.
Đập thủy điện Neelum-Jhelum tại Pakistan (Ảnh: AFP)
Ví dụ tại Uganda, doanh nghiệp Điện và Nước quốc tế Trung Quốc (CIWE), công ty con của Tập đoàn Tam Hiệp, đă xây đập thủy điện Isimba ở White Nile, bất chấp cảnh báo rằng dự án này có thể nhấn ch́m các khu vực bảo tồn thiên nhiên xung quanh.
Dự án con đập trị giá 568 triệu USD, với ngân sách 85% từ ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc, đă ảnh hưởng trực tiếp tới khu vực Kalagala, một khu bảo tồn văn hóa, tâm linh và đa dạng sinh thái của cộng đồng địa phương.
Trả lời IR, phía CIWE nói rằng các đánh giá tác động về môi trường và xă hội là nhiệm vụ của chính quyền Uganda.
Tại Pakistan, báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thủy điện Neelum-Jhelum trên sông Neelum ở Kashmir được thực hiện khi công tŕnh đang được xây dựng và hoàn thành 3 năm sau khi công tŕnh được khởi công.
Tập đoàn Gezhouba, đơn vị thi công con đập, cũng cho rằng việc làm báo cáo đánh giá tác động môi trường là trách nhiệm của phía chính quyền Pakistan, không phải họ.
Tại Bờ Biển Ngà, công ty Sinohydro International, một doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc, đă hoàn toàn phớt lờ các mối quan ngại về môi trường, và thất bại trong việc thiết lập một cơ chế khiếu nại cho các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi việc xây dựng đập thủy điện Soubré. Dự án 572 triệu USD xây trên sông Sassandra cũng do ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc cấp vốn.
VietBF © sưu tầm