12/11
Nhà lănh đạo Myanmar Aung San Suu Kyi hôm thứ Tư 11/12 bác bỏ các cáo buộc về tội diệt chủng xảy ra ở nước bà, nhằm vào người Hồi giáo Rohingya thiểu số. Bà nói những cáo buộc đó chứa thông tin “không đầy đủ và gây hiểu nhầm”, và cho rằng lẽ ra không nên có phiên xét xử này ở ṭa án tối cao của Liên Hiệp Quốc.
Bà Suu Kyi, khôi nguyên giải Nobel Ḥa b́nh, phản bác các cáo buộc nêu ra trong đơn kiện do Gambia tŕnh lên ra hồi tháng trước. Gambia cáo buộc Myanmar vi phạm Công ước 1948 về tội diệt chủng.
Bà Suu Kyi phát biểu khoảng 30 phút tại pḥng xử án ở La Haye để bào chữa cho hành động của quân đội Myanmar.
Bà nói chiến dịch tiễu trừ do quân đội thực hiện tại bang Rakhine ở miền nam vào tháng 8/2017 là hoạt động chống khủng bố và đáp trả các cuộc tấn công của phiến quân Rohingya đánh vào hàng chục đồn cảnh sát.
Tuy bà Suu Kyi thừa nhận rằng lực lượng quân sự có lẽ không cân xứng và có thường dân bị thiệt mạng, song bà nói rằng các hành vi này không cấu thành tội diệt chủng.
Hơn 730.000 người Rohingya đă bỏ chạy khỏi Myanmar đến Bangladesh sau khi quân đội tiến hành đàn áp.
Hôm thứ Ba 10/12, các luật sư đại diện cho Gambia đă tŕnh bày với h́nh ảnh chi tiết cho thấy nỗi thống khổ mà người Rohingya phải chịu do lực lượng an ninh Myanmar gây ra.
Trong ba ngày điều trần tuần này, các thẩm phán nghe tranh tụng về giai đoạn 1 của vụ kiện: Gambia đề nghị có biện pháp tạm thời nhằm ngăn chặn hành động của Myanmar để bảo vệ người Rohingya cho đến khi vụ kiện được xét xử đầy đủ.
Lănh đạo Myanmar Aung San Suu Kyi phát biểu tại ṭa LHQ ở La Haye hôm 11/12
Gambia lập luận rằng mọi quốc gia đều có nghĩa vụ thực hiện công ước về ngăn chặn nạn diệt chủng diễn ra. Gambia nhận được sự ủng hộ chính trị từ Tổ chức Hợp tác Hồi giáo gồm 57 thành viên, Canada và Hà Lan