Pháp không dễ đầu hàng Mỹ đâu thưa Tổng thống Donald Trump. Hiện Paris lạnh lùng đối mặt thương chiến với Mỹ. Pháp đang gia tăng căng thẳng với nền kinh tế hàng đầu thế giới cùng với cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire ngày 8/12 tuyên bố Paris sẵn sàng thách thức đe dọa của Tổng thống Mỹ Donald Trump đánh thuế đối với rượu vang và các mặt hàng khác của Pháp tại WTO.
Pháp đánh thuế vào ông lớn Mỹ, Washington dọa chuẩn bị trừng phạt thuế quan.
Theo đó, ông Le Maire cho biết, Pháp có thể sẽ kiện Mỹ lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sau khi Washington đánh tăng thuế vào các mặt hàng Pháp nhập khẩu vào Mỹ sau khi Paris bắt đầu đánh thuế kỹ thuật số.
"Chúng tôi sẵn sàng đưa vấn đề này ra một ṭa án quốc tế, nhất là WTO, do thuế quốc gia đối với các công ty kỹ thuật số tác động đến các công ty Mỹ theo cách tương tự như đối với các công ty của Liên minh châu Âu, Pháp hay Trung Quốc. Đây không phải là sự phân biệt đối xử" - ông Le Maire tuyên bố trên kênh truyền hình France3.
Tuyên bố mới nhất của Bộ trưởng Pháp đưa ra sau khi Washington chỉ trích Paris đánh thuế kỹ thuật số, làm ảnh hưởng bằng cách gia tăng chi phí cho các công ty Mỹ đang đầu tư ở Pháp. Mỹ còn cho rằng thuế kỹ thuật số của Pháp là "phân biệt đối xử" và đe dọa sẽ áp thuế lên đến 100% lên số hàng hóa trị giá 2,4 tỷ USD của Pháp.
Theo đó, các mặt hàng bao gồm rượu vang sủi, sữa chua và phô mai Roquefort của Pháp nằm trong danh sách hàng hóa có thể bị áp thuế ngay vào giữa tháng 1/2020.
Thuế quan tăng lên có thể sẽ bị áp đặt ngay sau khi Văn pḥng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cho rằngthuế kỹ thuật số mà Pháp đánh vào các tập đoàn công nghệ hàng đầu của Mỹ như Google, Apple, Facebook và Amazon là "không công bằng".
Trên thực tế việc đánh thuế kỹ thuật số không phải là vấn đề bất đồng lớn nhất giữa Pháp và Mỹ. Ngay cả các công ty Mỹ như Facebook và Apple đều khẳng định họ sẵn sàng nộp thuế, thể hiện trách nhiệm của mình.
Tuy nhiên, bằng một cách nào đó, chính quyền Washington lại cho rằng các khoản thuế là "phân biệt đối xử" dù các công ty Pháp cũng sẽ phải chịu thuế nếu họ đạt doanh thu lớn.
Không những Pháp mà nhiều quốc gia châu Âu và cả EU đều bày tỏ đồng thuận với kế hoạch của Paris, khẳng định đoàn kết với Pháp trước đe dọa của Mỹ.
Người phát ngôn Ủy ban châu Âu (EC) Daniel Rosario khẳng định EU luôn hành động và phản ứng một cách thống nhất và đoàn kết trong mọi vấn đề liên quan tới thương mại.
EU tái khẳng định cam kết cùng hướng tới một thỏa thuận toàn cầu về vấn đề thuế kỹ thuật số đang là tâm điểm tranh căi giữa Mỹ và Pháp. Người phát ngôn EC khẳng định liên minh này đang nỗ lực hợp tác với các đối tác để đạt mục tiêu và đạt những tiến triển đáng khích lệ liên quan đến thuế kỹ thuật số này.
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cũng đă đưa ra một số đề xuất sơ bộ về một cách thức tiếp cận chung trong việc đánh thuế các công ty công nghệ lớn trên thế giới với hy vọng đạt thỏa thuận vào năm tới.
Hồi tháng 7 vừa qua, Quốc hội Pháp đă thông qua dự luật đánh thuế dịch vụ kỹ thuật số, mang tên GAFA (chữ cái đầu của Google, Appple, Facebook và Amazon) nhằm vào các công ty công nghệ lớn này, qua đó trở thành nền kinh tế lớn đầu tiên áp dụng loại thuế này. Pháp sẽ đánh thuế 3% tổng doanh thu hằng năm của các công ty cung cấp dịch vụ kỹ thuật số.
Tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) ở thành phố Biarritz, Tây Nam nước Pháp, vào tháng 8 vừa qua, hai nhà lănh đạo Mỹ- Pháp đă nhất trí rằng Paris sẽ băi bỏ thuế kỹ thuật số của nước này một khi luật quốc tế được áp dụng.
Động thái cứng rắn của Pháp đối với người đồng minh ở bên kia Đại Tây Dương gợi nhớ tới những gì từng trải qua khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Trung Quốc đang đối xử bất công với Mỹ thông qua con số về cán cân thương mại, đồng thời cảnh báo về các đòn thuế quan.
Paris có thể sẽ là nơi nổ phát súng đầu tiên cho những tranh cãi lâu nay của Mỹ với EU, cũng bao gồm cán cân thương mại và tranh chấp về hỗ trợ cho việc sản xuất máy bay.
Đây sẽ là một mặt trận khác chống lại thói quen sử dụng uy quyền của nền kinh tế số 1 thế giới hòng có được ưu thế "nước Mỹ trên hết" của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
VietBF@ sưu tầm.