Những lănh đạo thế giới gặp 'vạ miệng'. Một trong những quy tắc vàng cho các chính trị gia là luôn mặc định micro trước mặt họ đang bật, nhưng không phải ai cũng nhớ điều này.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau mới đây rơi vào t́nh huống khó xử khi bị nhiều người cho là cố t́nh chế giễu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tại tiệc chiêu đăi bên lề cuộc họp thượng đỉnh NATO ở Cung điện Buckingham tối 3/12, ông vô tư tṛ chuyện cùng lănh đạo Anh, Pháp và Hà Lan mà không ngờ rằng máy quay đang ghi lại cuộc hội thoại.
Trong cuộc tṛ chuyện, Trudeau cho rằng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đến trễ v́ Trump mải mê trả lời truyền thông 40 phút khi hai lănh đạo gặp song phương và nói "đội ngũ của ông ấy há hốc mồm v́ kinh ngạc" sau khi nghe Tổng thống thông báo sẽ tổ chức hội nghị G7 năm tới ở Trại David.
Dù không trực tiếp nhắc đến tên Trump, Trudeau vẫn gặp rắc rối khi Tổng thống Mỹ chỉ trích ông là "kẻ hai mặt". Trong giới chính trị, Thủ tướng Trudeau không phải là lănh đạo duy nhất gặp sự cố "vạ miệng" như vậy.
Tổng thống Mỹ Ronald Reagan phát biểu tại Nhà Trắng năm 1984. Ảnh: AP.
Năm 1984, vào thời điểm cao trào của cuộc Chiến tranh Lạnh, tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Ronald Reagan đă suưt thổi bùng lên một cuộc xung đột quân sự nguy hiểm. Trong lúc thử micro trước khi phát biểu trên đài phát thanh, Reagan đă nói đùa với các kỹ thuật viên âm thanh của đài NPR: "Hỡi người dân Mỹ, hôm nay tôi rất vui thông báo với quư vị rằng tôi vừa kư thông qua đạo luật giúp phong tỏa nước Nga măi măi. Chúng ta sẽ bắt đầu dội bom sau 5 phút nữa".
B́nh luận trên của Reagan không phát sóng trực tiếp, nhưng được thu âm lại và bản ghi bị ṛ rỉ ra ngoài. Kết quả là quân đội Liên Xô lập tức được đặt trong t́nh trạng báo động cao ở khu vực Viễn Đông. Phát biểu của tổng thống Reagan cũng vấp phải chỉ trích nặng nề từ Liên Xô.
Năm 2005, tổng thống Pháp Jacques Chirac đă gây xôn xao khi đưa ra những b́nh phẩm về ẩm thực của quốc gia khác. Theo báo Pháp Libération, ông khi ấy đang nói chuyện với các đối tác Nga và Đức tại một sự kiện kỷ niệm 750 năm thành lập thành phố Kaliningrad. Tưởng rằng micro đă tắt, Chirac lên tiếng chê bai đồ ăn Anh.
"Bạn không thể tin vào những người nấu ăn tệ như vậy. Sau Phần Lan, họ (Anh) là nước có đồ ăn tệ nhất. Điều duy nhất Anh mang lại cho nền nông nghiệp châu Âu là bệnh ḅ điên", ông nói.
B́nh luận này không được công bố rộng răi, nhưng đội ngũ truyền thông của tổng thống Chirac chưa bao giờ phủ nhận về nó. Phát ngôn được đưa ra trong bối cảnh quan hệ Anh - Pháp đang lạnh nhạt khi hai nước tranh căi về trợ cấp nông nghiệp và Paris quyết định không tham gia cuộc chiến tranh Iraq.
Năm 2006, tại hội nghị thượng đỉnh G8 ở St. Petersburg, một cuộc tṛ chuyện riêng giữa thủ tướng Anh Tony Blair và tổng thống Mỹ George W. Bush đă được micro ghi lại.
Trong cuộc đối thoại, tổng thống Bush dường như chào thủ tướng Blair rất thoải mái: 'Yo, Blair, ông thế nào?". Bush sau đó cảm ơn Blair v́ món quà là một chiếc áo len và đưa ra b́nh luận về lực lượng Hezbollah ở Lebanon.
Việc Bush sử dụng cụm từ "Yo Blair" đă bị các đối thủ chính trị của cả hai lănh đạo chế giễu, nhưng một số phóng viên cho rằng thực tế tổng thống Bush đă nói "Yeah Blair".
Năm 2010, khi đang nói chuyện với các cử tri ở Rochdale, phía bắc Anh, thủ tướng Anh lúc bấy giờ là Gordon Brown đă bị một phụ nữ chất vấn hàng loạt câu hỏi về vấn đề nhập cư.
Sau cuộc trao đổi, Brown bước vào xe với chiếc microphone của kênh Sky News vẫn cài trên áo. Không biết micro vẫn bật, ông nói với một cố vấn rằng cuộc đối thoại lúc năy "là một thảm họa". "Họ không nên để tôi đối mặt với người phụ nữ đó", ông nói thêm.
Khi được hỏi người phụ nữ đă nói ǵ, ông đáp: "Tất cả! Bà ta là một bà già mù quáng tự nhận ḿnh từng là thành viên Công đảng. Thật lố bịch".
Thủ tướng Brown sau đó đă tới thăm người phụ nữ, bà Gillian Duffy, để xin lỗi và nhắc lại lời xin lỗi trong một cuộc phỏng vấn với đài BBC Radio 2.
Năm 2011, một cuộc tṛ chuyện giữa tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và tổng thống Mỹ Barack Obama bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tổ chức ở Pháp đă vô t́nh bị các phóng viên nghe được.
Không lâu trước một cuộc họp báo, các phóng viên được trao thiết bị nghe phiên dịch nhưng được yêu cầu chỉ cắm tai nghe khi cuộc tṛ chuyện hậu trường của hai lănh đạo kết thúc.
Nhiều phóng viên đă phớt lờ chỉ dẫn và nghe thấy tổng thống Sarkozy nói với tổng thống Obama về thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
"Tôi không thể chịu đựng ông ta nữa. Ông ta là một kẻ dối trá", Sarkozy nói. "Ông có thể chán ghét ông ấy nhưng tôi, tôi phải làm việc hàng ngày với ông ấy đấy", Obama đáp.
Vài ngày sau, truyền thông Pháp vẫn giữ kín cuộc hội thoại, nhưng cuối cùng trang tin Arret sur Images của Pháp đă đăng câu chuyện. Cuộc trao đổi phần nào cho thấy mối quan hệ căng thẳng giữa Pháp, Mỹ với Israel khi đó.