Triều Tiên cảnh báo cả Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Họ nói rằng căng thẳng bán đảo Triều Tiên sẽ gia tăng nếu Mỹ tổ chức cuộc họp bàn tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về nhân quyền nước này.
Đại sứ Triều Tiên tại Liên hợp quốc Kim Song nói trong một lá thư gửi 14 thành viên hội đồng rằng Bình Nhưỡng coi bất kỳ cuộc họp nào bàn về nhân quyền tại nước này là "một sự khiêu khích nghiêm trọng" do "chính sách thù địch" của Mỹ và "sẽ đáp trả" mạnh mẽ đến cuối cùng". "Mỹ và các quốc gia sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn", ông Kim Song cảnh báo.
Mỹ giữ chức chủ tịch Hội đồng Bảo an trong tháng này và các nhà ngoại giao cho biết chính quyền Trump đang lên kế hoạch tổ chức cuộc họp bàn về tình hình nhân quyền của Triều Tiên, dự kiến là vào ngày 10/12.
Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc Kim Song gọi bất kỳ cuộc thảo luận nào về nhân quyền của Triều Tiên là "vi phạm trắng trợn" Hiến chương Liên hợp quốc và "một hành động tâng bốc và dung túng chính sách thù địch của Mỹ". Ông Kim Song cũng nói rằng "tình hình bán đảo Triều Tiên vẫn căng thẳng và vấn đề hạt nhân vẫn chưa được giải quyết".
Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc Kim Song (Ảnh: Yonhap)
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thảo luận về tình hình quyền ở Triều Tiên từ 2014 đến 2017, nhưng 2018 không đề cập đến. Theo quy định của Liên hợp quốc, các cuộc họp chỉ diễn ra sau khi bỏ phiếu theo thủ tục trong hội đồng 15 thành viên trong Hội đồng Bảo an, trong đó phải có ít nhất 9 quốc gia được yêu cầu hỗ trợ tổ chức một phiên họp.
Hôm 4/12, nhiều nước châu Âu ( Bỉ, Pháp, Đức, Anh và Ba Lan - và Estonia) lên án vụ phóng tên lửa đạn đạo "khiêu khích" lần thứ 13 của Triều Tiên kể từ tháng 5, nói rằng Bình Nhưỡng vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an và "phá hoại an ninh và ổn định khu vực cũng như hòa bình và an ninh quốc tế". Đồng thời, lên án các mối đe dọa gần đây của Triều Tiên "đối với các đối tác trong khu vực".
Châu Âu một lần nữa kêu gọi Triều Tiên "tham gia thiện chí vào các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm phi hạt nhân hóa và thực hiện các bước đi cụ thể để từ bỏ tất cả các vũ khí hủy diệt hàng loạt và các chương trình tên lửa đạn đạo”. "Không có cách nào khác để đạt được an ninh và ổn định trên bán đảo Triều Tiên", tuyên bố các nước châu Âu cho biết. "Tiếp tục khiêu khích có nguy cơ làm suy yếu triển vọng đàm phán thành công".
Triều Tiên đã tăng cường thử nghiệm tên lửa trong những tháng gần đây và các chuyên gia cho rằng các vụ phóng tên lửa của Bình Nhưỡng có thể sẽ tiếp tục là cách để nước này gây áp lực với Washington trong việc đáp ứng yêu cầu mới của Bình Nhưỡng về việc nối lại đàm phán hạt nhân vào cuối tháng 12.
Triều Tiên đã phóng hai quả tên lửa tầm ngắn xuống biển ngoài khơi bờ biển phía Đông nước này hôm 28/11. Cuộc thử nghiệm mới nhất có thể là lời nhắc nhở tới Mỹ trong ngày Lễ Tạ ơn về thời hạn cuối năm mà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đặt ra cho Washington để thể hiện sự linh hoạt trong các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa vốn bị đình trệ giữa hai nước.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đặt ra thời hạn cuối năm cho các cuộc đàm phán với Washington. Tuy nhên, các cuộc đàm phán giữa Washington và Bình Nhưỡng vẫn bế tắc sau khi cuộc họp cấp chuyên viên vào tháng 10 ở Stockholm, Thụy Điển đổ vỡ.
Triều Tiên yêu cầu các lệnh trừng phạt cần được dỡ bỏ và cảnh báo họ có thể có hướng đi mới. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng Bình Nhưỡng có thể tiếp tục thử nghiệm tên lửa tầm xa và hạt nhân mà nước này đã đẩy mạnh từ năm 2017.
VietBF@ sưu tầm.