Lần đầu tiên Trung Quốc là trọng tâm, không phải Nga trong Hội nghị NATO. Bởi v́ NATO đang đối mặt thách thức từ quan hệ nội khối; thách thức an ninh hiện tại và mới nổi: thách thức an ninh khó lường từ Nga, từ sức mạnh Trung Quốc đang lên.
Tối 3-12 (giờ Anh) tại thủ đô London, hội nghị thượng đỉnh NATO chính thức khai mạc và sẽ kéo dài trong hai ngày (3 và 4-12).
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh NATO đang phải đối mặt nhiều thách thức từ trong lẫn ngoài: thách thức từ quan hệ nội khối; các thách thức an ninh hiện tại và mới nổi, trong đó có các thách thức an ninh khó lường từ Nga, từ sức mạnh đang lên của Trung Quốc.
Thách thức từ quan hệ nội khối
Kỳ họp thượng đỉnh lần này là dịp kỷ niệm 70 năm thành lập NATO – một liên minh quân sự được xem là hoạt động thành công nhất trong lịch sử thế giới.
Tuy nhiên thời gian gần đây có thể dễ dàng nh́n thấy NATO đă và đang phải đối mặt với thách thức ngày càng nhiều. Một thách thức có thể kể đến là việc Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu các nước phải tăng chia sẻ chi phí quân sự của khối với Mỹ. Gần đây Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đă có sự ví von là NATO đang trong t́nh trạng “chết năo”.
Mới nhất, ngày 3-12, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ra một tối hậu thư với NATO. Ông Erdogan tuyên bố sẽ phong tỏa một kế hoạch pḥng thủ của NATO bảo vệ các nước vùng Baltic và Ba Lan, trừ khi liên minh thừa nhận lực lượng dân quân người Kurd là khủng bố đồng thời tăng cường ủng hộ cuộc chiến của Thổ Nhĩ Kỳ với lực lượng này ở đông bắc Syria.
Lời đe dọa của ông Erdogan càng thêm gây ngờ vực về tương lai chính trị của NATO. Trước tối hậu thư của ông Erdogan, quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với các thành viên khác của NATO vốn đă không tốt sau khi nước này mua hệ thống pḥng không S-400 của Nga.
Tổng Thư kư NATO Jens Stoltenberg tái xác nhận nội dung pḥng thủ chung là trọng tâm của hiệp ước NATO và khẳng định NATO sẽ phản ứng với mọi cuộc tấn công nhắm vào Ba Lan và các nước vùng Baltic.
Tổng Thư kư NATO Jens Stoltenberg (trái) gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) trước kỳ họp thượng đỉnh NATO ở London (Anh) ngày 3-12. Ảnh: REUTERS
Theo ông Stoltenberg, dù có một số bất đồng nhưng liên minh NATO vẫn vững mạnh và tăng cường sức mạnh để thực hiện nhiệm vụ cốt lơi của ḿnh là bảo vệ châu Âu sau khi Nga sáp nhập lănh thổ Crimea từ Ukraine.
Theo thông tin Reuters thu thập được th́ tại kỳ hội nghị này các lănh đạo NATO sẽ thống nhất một ngân sách quốc pḥng mới cho giai đoạn 2021-2014 có thể giảm bớt phần đóng góp của Mỹ với liên minh.
Thách thức an ninh khó lường từ Nga
Lư do để các nước phương Tây thành lập liên minh quân sự NATO là nhằm làm đối trọng với Liên bang Xô viết. Dù quan hệ hai bên có phần ấm lên sau khi cuộc chiến tranh lạnh kết thúc nhưng thực tế hai bên vẫn luôn trong tâm thế dè chừng nhau. Và các cáo buộc Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ 2016, đầu độc cựu điệp viên Nga ở Anh thời gian qua khiến các nước phương Tây cảm thấy Nga vẫn là một đe dọa khó lường. Hơn nữa, việc Nga và Mỹ hủy bỏ Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) cũng gây lo lắng về nguy cơ chạy đua vũ trang giữa hai nước.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump trong lần gặp nhau tạo Phần Lan. Ảnh: AFP
Theo thông tin từ Reuters, tại kỳ hội nghị này các lănh đạo NATO sẽ ra tuyên bố lên án việc Nga sáp nhập Crimea và tăng cường quân sự, đồng thời tái cam kết thực hiện nhiệm vụ pḥng thủ chung của liên minh. NATO cũng sẽ chính thức xác định xem không gian vũ trụ là vùng có thể xảy ra chiến tranh, chứ không chỉ vùng trời, biển, lănh thổ và hệ thống máy tính.
Sức mạnh đang lên của Trung Quốc
Thời điểm này, ngoài Nga, NATO c̣n đang đặc biệt lưu ư đến một sức mạnh đang lên – là Trung Quốc. Khác với các hội nghị trước chủ yếu tập trung bàn cách đối phó với Nga, hội nghị lần này NATO sẽ tập trung bàn về sự thay đổi trong các quan hệ địa chính trị và các thách thức từ Trung Quốc mà NATO đang đối mặt.
“Sự lớn mạnh của Trung Quốc có ảnh hưởng an ninh đến tất cả đồng minh. Rơ ràng có cơ hội nhưng cũng có cả thách thức” - ông Stoltenberg phát biểu tại sự kiện “Cam kết NATO” trước khi hội nghị chính thức diễn ra, đồng thời nói các đồng minh NATO cần t́m “biện pháp cân bằng” để đối phó với thách thức từ Trung Quốc.
“Cái chúng ta thấy là sức mạnh đang lên của Trung Quốc sự thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu, và sự lớn mạnh của Trung Quốc –lớn mạnh về kinh tế, quân sự - mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng mang lại nhiều thách thức nghiêm trọng” – ông Stoltenberg nói với CNBC.
Sức mạnh quân sự Trung Quốc là một chủ đề được bàn đến trong hội nghị thượng đỉnh NATO lần này. Ảnh: GETTY IMAGES
“Chúng ta phải đối diện thực tế Trung Quốc đang tiến đến gần chúng ta, đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng. Chúng ta nh́n thấy họ ở châu Âu, chúng ta nh́n thấy họ ở Bắc Cực, chúng ta nh́n thấy họ trên không gian mạng, và giờ Trung Quốc có ngân sách quốc pḥng lớn thứ hai thế giới” – ông Stoltenberg nói.
Theo tính toán của NATO th́ trong năm 2018 Trung Quốc có ngân sách quốc pḥng lớn thứ hai toàn cầu (sau Mỹ). Tháng 3 năm nay Trung Quốc xác định mức chi tiêu quốc pḥng năm 2019 của ḿnh cao hơn năm ngoái 7,5%, lên 177,61 tỉ USD.
Tại hội nghị này, lần đầu tiên NATO sẽ thông qua một chiến lược mới giám sát sự gia tăng hoạt động quân sự của Trung Quốc.
Dù thế ông Stoltenberg nói hiện NATO không có kế hoạch lập một “Hội đồng NATO-Trung Quốc” tương tự như “Hội đồng NATO-Nga” được thành lập năm 2002 nhằm tăng cường đối thoại và hợp tác giữa NATO và Nga.
VietBF@ sưu tầm.