Xác nhận với ****.vn, nguồn tin tại Tập đoàn Vingroup cho biết doanh nghiệp này đă quyết định sáp nhập hai chuỗi bán lẻ lớn nhất của ḿnh vào Công ty Hàng tiêu dùng Masan.
Hai công ty trong lĩnh vực bán lẻ được Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng sáp nhập vào Tập đoàn Masan gồm Công ty VinCommerce và Công ty VinEco. Trong đó, Công ty VinCommerce đang vận hành và quản lư hơn 100 siêu thị Vinmart cùng hàng ngh́n điểm bán Vinmart+ trên cả nước.
Đại diện tập đoàn này cho biết, đây không phải thương vụ M&A, bán ḿnh mà là hợp lực. Theo đó, Vingroup sẽ hoán đổi cổ phần tại 2 công ty này với Masan. Tỷ lệ hoán đổi và giá trị thương vụ không được hai bên tiết lộ.
Trong thư gửi cán bộ, nhân viên sáng nay (3/12), Vingroup cũng thông báo việc hoán đổi cổ phần giữa hai bên. Ban lănh đạo doanh nghiệp giải thích tỷ lệ sở hữu trong công ty mới không c̣n đa số, Vingroup quyết định chuyển giao toàn bộ việc điều hành chuỗi VinMart, VinMart+ và Công ty VinEco sang cho Tập đoàn Masan.
Sau thương vụ, Masan sẽ tập trung làm bán lẻ, và Vingroup tập trung làm ôtô - điện thoại…
Theo Vingroup, VinCommerce đă hoàn thành được phần nào sứ mệnh tập đoàn đặt ra cho bán lẻ đó là xây dựng hệ thống bán lẻ theo tiêu chuẩn quốc tế, có quy mô lớn nhất Việt Nam. Không chỉ đủ năng lực cạnh tranh và khả năng đối trọng ṣng phẳng với các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài, giành và giữ được thị phần cho người Việt - thông qua kênh phân phối của ḿnh.
Tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng nói "đă chọn mặt gửi vàng" khi sáp nhập 2 công ty con vào Masan.
"Đó là doanh nghiệp nội chứ không hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài để cân bằng thị trường bán lẻ trong nước. Trước đó, dù SK (Hàn Quốc) muốn rót 1 tỷ USD vào VinCommerce nhưng Công ty CP Phát triển Thương mại và Dịch vụ VCM (công ty mẹ của VinCommerce) vẫn quyết định bắt tay với Masan", đại diện doanh nghiệp cho biết.
VinCommerce hiện có vốn điều lệ 6.436 tỷ đồng, sở hữu chuỗi Vinmart và Vinmart+. Trong khi VinEco vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng, là công ty nông nghiệp áp dụng công nghệ vào sản xuất với sở hữu 15 nông trường trên cả nước.
Tuy là nhà bán lẻ có số điểm bán lớn nhất thị trường Việt Nam, nhưng hoạt động kinh doanh này của Vingroup đến nay vẫn chưa đạt điểm ḥa vốn. Trong 9 tháng từ đầu năm, bán lẻ là mảng kinh doanh có doanh thu cao thứ 2 của tập đoàn với 23.571 tỷ đồng, chỉ xếp sau chuyển nhượng bất động sản. Tuy nhiên, đây lại là mảng kinh doanh thua lỗ lớn thứ 2 tại tập đoàn này với khoản lỗ 9 tháng 3.461 tỷ đồng, sau mảng sản xuất.
Trước đó, nhóm các quỹ đầu tư nước ngoài, đứng đầu là Quỹ Đầu tư Chính phủ Singapore (GIC) đă rót 500 triệu USD để sở hữu 16% vốn Công ty VCM hồi tháng 9
Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan có vốn điều lệ 7.229 tỷ đồng, là một trong những doanh nghiệp lớn nhất trong hệ sinh thái doanh nghiệp của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang. Doanh nghiệp này cũng sở hữu mạng lưới bán lẻ với 180.000 điểm bán lẻ sản phẩm thực phẩm và 160.000 điểm bán lẻ sản phẩm đồ uống.
VietBF © sưu tầm