Trong bối cảnh Trung Quốc đang t́m cách xác minh danh tính của hàng trăm triệu người dùng internet trong nước này, khi Bắc Kinh vừa ra quy định mới yêu cầu người dân phải quét khuôn mặt trước khi đăng kư dịch vụ điện thoại di động mới.
Nhiều năm qua Trung Quốc đă t́m cách khiến người dân phải sử dụng danh tính thật trên mạng.
Các quy định này được công bố vào tháng Chín và dự kiến đi vào hiệu lực ngày Chủ nhật 30/11.
Chính phủ nói mục đích là để "bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong không gian ảo".
Trung Quốc đă từng sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt để khảo sát dân số. Đây là quốc gia đi đầu về công nghệ nhận diện khuôn mặt nhưng việc áp dụng mạnh mẽ trên toàn quốc trong những năm gần đây đă gây ra tranh căi.
Các quy định mới là ǵ?
Khi đăng kư mua điện thoại hoặc đăng kư gói dịch vụ điện thoại mới, tất cả đều bị yêu cầu xuất tŕnh thẻ căn cước (như một số nước khác) và bị chụp ảnh.
Nhưng bây giờ, người mua cũng sẽ phải quét khuôn mặt để xác minh thông tin cá nhân mà họ cung cấp.
Trung Quốc trong nhiều năm đă cố gắng thực thi các quy định đảm bảo rằng tất cả người dùng internet sử dụng danh tính "thật" của họ.
Năm 2017, một quy tắc mới yêu cầu các trang web xác minh danh tính thực của người dùng trước khi cho phép đăng nội dung trực tuyến.
Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin cho rằng các quy định mới dành cho các hăng viễn thông này là một cách để "củng cố" hệ thống và đảm bảo rằng chính phủ có thể xác định danh tính của tất cả người dùng điện thoại di động. Hầu hết người dùng internet Trung Quốc đều truy cập web thông qua điện thoại của họ.
Jeffrey Ding, một nhà nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo Trung Quốc tại Đại học Oxford, nói rằng một trong những động lực của Trung Quốc để loại bỏ số điện thoại và tài khoản internet ẩn danh là nhằm tăng cường an ninh mạng và ngăn chặn lừa đảo trên mạng.
Nhưng có khả năng có một động lực khác, ông nói, là để theo dơi dân chúng tốt hơn: "Nó liên quan tới một nỗ lực rất tập trung nhằm cố gắng kiểm soát tất cả mọi người, hoặc ít nhất đó là tham vọng như vậy."
Người dân có lo lắng không?
Khi các quy định được công bố vào tháng 9, báo chí không đưa tin nhiệt t́nh về nó.
Nhưng trên mạng, hàng trăm người dùng mạng xă hội lên tiếng lo ngại về lượng dữ liệu thông tin của họ đang bị chính phủ thu thập ngày càng tăng.
"Mọi người đang ngày càng bị theo dơi chặt chẽ hơn", một người dùng trang web Sina Weibo cho biết. "Họ [chính phủ] sợ điều ǵ vậy?"
Nhiều người khác phàn nàn về các t́nh trạng xâm phạm dữ liệu. "Trước đây, kẻ trộm đă biết tên của bạn là ǵ, trong tương lai chúng sẽ biết bạn sẽ trông như thế nào", một người dùng viết và nhận được hơn 1.000 lượt ủng hộ.
Một người khác chỉ trích chính sách, nói rằng: "Điều này đang được thực hiện mà không có sự đồng ư của công chúng."
Một người khác cho biết họ thường nhận được các cuộc gọi lừa đảo từ những người biết tên và địa chỉ của họ. Người này nói: "Giờ th́ liệu họ có thể biết luôn tôi trông như thế nào không?"
Nhưng những người khác th́ ít hoài nghi hơn, nói rằng động thái này chỉ đơn giản là phù hợp với "tiến bộ công nghệ".
Trung Quốc đă kiểm duyệt hầu như tất cả các trang web, xóa và chặn nội dung mà họ không muốn công dân của ḿnh nh́n thấy và bàn luận.
Nhận dạng khuôn mặt ở Trung Quốc
Trung Quốc thường được mô tả là một quốc gia giám sát - trong năm 2017, họ đă có 170 triệu camera quan sát trên toàn quốc và đề ra mục tiêu lắp đặt thêm khoảng 400 triệu chiếc vào năm 2020.
Quốc gia này cũng đang thiết lập một hệ thống "tín dụng xă hội" để theo dơi các hành vi và tương tác công khai của tất cả công dân trong một cơ sở dữ liệu.
Mục đích là đến năm 2020, mọi người dân ở Trung Quốc sẽ được đăng kư vào một cơ sở dữ liệu quốc gia để chính phủ đưa ra "xếp hạng" cho mỗi người dân.
Nhận dạng khuôn mặt đóng một vai tṛ quan trọng trong hệ thống giám sát và nó đă được ca ngợi như một cách để bắt những tội phạm bị truy nă. Năm ngoái, truyền thông đưa tin rằng cảnh sát đă sử dụng công nghệ này và t́m ra một kẻ đang chạy trốn khỏi đám đông 60.000 người tại một buổi ḥa nhạc.
Ở khu vực phía tây Tân Cương, nơi có tới một triệu người Hồi giáo Uighur và các dân tộc thiểu số khác đă bị giam giữ trong những trung tâm "cải tạo", các camera giám sát sử dụng nhận dạng khuôn mặt để theo dơi họ, theo New York Times.
Nhưng nhận diện khuôn mặt đang ngày càng trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày và giao dịch thương mại tại Trung Quốc. Nó được sử dụng ngày càng nhiều, như việc thanh toán trong các cửa hàng và siêu thị.
Tuy nhiên cũng đă có một số ư kiến phản đối.
Đầu năm nay, một giáo sư đại học đă kiện một công viên động vật hoang dă v́ bắt buộc phải nhận dạng khuôn mặt đối với du khách - gây ra một cuộc tranh luận về việc thu thập dữ liệu hàng loạt của nhà nước về công dân của ḿnh.
Vào tháng 9, chính phủ Trung Quốc cho biết họ đă lên kế hoạch "kiềm chế và điều chỉnh" việc sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt trong các trường học sau khi có thông tin một trường đại học đang thử sử dụng nó để theo dơi học sinh.
Ông Ding nói rơ ràng là có sự phản ứng dữ dội ngày càng tăng đối với việc áp dụng rộng răi công nghệ nhận dạng khuôn mặt của Trung Quốc.
Những lời chỉ trích trước giờ tập trung vào nỗi sợ bị đánh cắp dữ liệu, bị tấn công mạng và bị lạm dụng bởi các công ty thương mại, ông nói. Tuy nhiên, ngày càng nhiều người dân dường như sẵn sàng chỉ trích các hoạt động khai thác dữ liệu để theo dơi của chính phủ .