Đó chính là Pháp, nước này khiến NATO vỡ trận trước Nga? Tổng thống Emmanuel Macron cho biết trong khi Pháp không chấp nhận đề nghị ngừng triển khai các tên lửa tầm ngắn và tầm trung do Nga đưa ra th́ nước này lại ủng hộ việc thiết lập “một cấu trúc an ninh mới” cùng với Moscow.
Tổng thống Pháp và Tổng thống Nga
Theo phát ngôn viên điện Kremlin – ông Dmitry Peskov, Tổng thống Macron vừa liên lạc với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để đưa ra câu trả lời cho đề xuất của phía Nga.
“Tất nhiên, câu trả lời không được đưa ra chi tiết nhưng ít nhất đă có một sự thấu hiểu về các mối quan hệ của Nga và sẵn sàng đối thoại về vấn đề này”, ông Peskov cho hay.
Nhà lănh đạo Pháp đang kêu gọi NATO tiến hành các cuộc đàm phán “thẳng thắn và nhạy bén” với Nga. Châu Âu nên phấn đấu xây dựng một hệ thống an ninh tập thể mới trong đó bao gồm cả Moscow, ông Macron đă đưa ra ư kiến như vậy. Trước đó, Tổng thống Pháp cũng thể hiện sự ủng hộ cho việc hàn gắn mối quan hệ giữa Liên minh Châu Âu (EU) với Nga, cảnh báo về “sai lầm chiến lược” nếu tiếp tục cô lập một quốc gia “có bản chất châu Âu sâu sắc” như Nga.
Vụ sáp nhập bán đảo Crimea của Nga đă tạo ra một không khí không khác ǵ thời Chiến tranh Lạnh giữa Nga và phương Tây. Phương Tây không chỉ tung ra hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga mà c̣n tiến hành tẩy chay Moscow trong các hoạt động chính trị, ngoại giao. Những bước đi của phương Tây chỉ khiến Nga thêm cứng rắn và đẩy cuộc khủng hoảng giữa Moscow và phương Tây thêm phần trầm trọng.
Tuy nhiên, Tổng thống Macron gần đây đang có nhiều bước đi ḥa dịu và cởi mở hơn với người đồng cấp Nga Putin, thể hiện lập trường muốn hàn gắn quan hệ với Moscow. Tuy nhiên, các nước thành viên của EU và NATO dường như chưa ủng hộ chính sách này của ông Macron. Sự khác biệt trong chính sách của Pháp có thể làm "vỡ" mặt trận đoàn kết mà phương Tây thiết lập ra nhằm chống lại Moscow.
Đề nghị ngừng triển khai tên lửa được Nga đưa ra trong một bức thư của điện Kremlin được gửi đến hàng chục nước ở trong và bên ngoài NATO hồi tháng 9. Bức thư được kư bởi ông Putin đă nói rằng, Moscow sẽ dừng triển khai các tên lửa của ḿnh ở Châu Âu nếu như Mỹ cũng kiềm chế không triển khai những vũ khí như vậy ở Châu Âu.
Nga cũng kêu gọi các nước thành viên NATO ở Châu Âu làm theo Moscow nhưng liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương đă từ chối. Giới chức NATO miêu tả sáng kiến của Nga là “vô ích”, nói rằng Nga đă triển khai hàng loạt tên lửa tầm ngắn và tầm trung bên trong lănh thổ của Nga.
Đề xuất của Nga được đưa ra ngay sau khi Hiệp ước Các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) mang tính lịch sử đổ vỡ hồi tháng 8. INF được kư kết là để giải quyết một cuộc khủng hoảng tên lửa hạt nhân thời Xô-viết nhằm vào các thủ đô phương Tây. Hiệp ước INF được ông Mikhail Gorbachev và ông Ronald Reagan kư năm 1987 cấm Nga và Mỹ phát triển, triển khai và thử nghiệm các tên lửa hành tŕnh và tên lửa đạn đạo được phóng đi từ mặt đất với tầm bắn từ khoảng 300 đến 3.400 dặm (tương đương từ 482km đến 5470km). Hiệp ước này được coi là một thành tựu lớn đạt được trong nỗ lực nhằm “tháo ng̣i” căng thẳng trong Chiến tranh Lạnh và giúp hóa giải nỗi lo sợ về vũ khí hạt nhân ở châu Âu.
Nga và Mỹ liên tục cáo buộc lẫn nhau về những vụ vi phạm hiệp ước. Mỹ tố cáo Nga chế tạo các tên lửa bị cấm trong hiệp ước. Trong khi đó, Nga tố ngược lại rằng Mỹ không tuân thủ INF khi thiết lập các căn cứ quân sự ở Đông Âu có khả năng không chỉ pḥng thủ mà c̣n tấn công được và có thể nhằm vào Nga.
Gần 30 năm sau khi hiệp ước INF được kư kết, Tổng thống Donald Trump đă bất ngờ quyết định rút Mỹ ra khỏi INF để trả đũa cho việc Nga không tuân thủ INF. Nhà lănh đạo Mỹ c̣n thề rằng, nước ông sẽ tiếp tục tăng cường kho vũ khí hạt nhân cho đến khi Nga và Trung Quốc “hiểu ra vấn đề”. Mỹ đă bắt đầu khởi động tiến tŕnh rút khỏi hiệp ước INF từ hồi đầu tháng hai. Ngay sau động thái của Mỹ, Nga cũng tuyên bố rút khỏi hiệp ước. Quá tŕnh rút khỏi hiệp ước của Mỹ đă được hoàn tất hồi tháng 8 vừa rồi. Việc Mỹ rút khỏi hiệp ước INF là động thái gây ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh của Châu Âu và v́ thế Châu Âu đă không thể tránh khỏi cảm giác choáng váng trước hành động của đồng minh thân thiết Mỹ.
Với việc hiệp ước INF bị hủy bỏ, hiện tại chỉ c̣n Hiệp ước Cắt Giảm Vũ khí Chiến lược (START MỚI) là bước cản trở cuối cùng đối với viễn cảnh phổ biến vũ khí hạt nhân không kiểm soát. Hiệp ước này có thời hạn đến năm 2021 và Washington chưa quyết định có làm mới nó hay không.
Moscow rất lo lắng trước việc các hiệp ước vũ khí bị hủy bỏ. B́nh luận về sự đổ vỡ của hiệp ước INF, Tổng thống Putin khi đó đă cảnh báo rằng, điều này sẽ “tạo ra những nguy cơ lớn cho tất cả mọi người”.
Hủy bỏ hiệp ước có thể dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang khốc liệt và nguy hiểm.
VietBF@ sưu tầm.