Nhiều khách hàng tin tưởng vào thành công của dự án Cocobay đă vay ngân hàng mua condotel, shophouse đang nếm trái đắng khi Empire Group phá vỡ cam kết lợi nhuận khủng.
Vay gần tỷ đồng mua căn condotel một pḥng ngủ tại dự án Cocobay từ năm 2016 với giá 33 triệu đồng mỗi m2, ông Vinh (TP HCM) đang khó khăn tứ phía khi chủ đầu tư này vỡ trận cam kết lợi nhuận 12% một năm.
Ông vay 60% vốn để đầu tư, đă thanh toán đến 95% giá trị hợp đồng, tức đủ điều kiện nhận khoản cam kết lợi nhuận 12% nhưng toàn bộ số tiền chủ đầu tư chi trả ông vẫn dùng để trả nợ ngân hàng. Thêm vào đó, lợi nhuận cam kết là 12% một năm nhưng trừ thuế, phí các loại... chỉ c̣n khoảng 10%. Block condotel ông mua chỉ mới hoàn thiện giai đoạn lắp đặt, chưa đưa vào vận hành nên từ năm 2018, ông thường phải xoay thêm tiền mới đủ trả nợ ngân hàng.
T́nh cảnh cũng tương tự với ông Sơn (Nam Từ Liêm, Hà Nội) - một trong những người đầu tiên mua căn liền kề tại đây với giá trị 9 tỷ đồng từ năm 2016. Gần đây, các đợt thanh toán thường chậm hơn cam kết. Lần gần đây nhất lẽ ra ông nhận 420 triệu đồng từ tháng 6/2019, nhưng đến tháng 10 mới được thanh toán, tức là chậm 4 tháng. "Tôi c̣n nợ ngân hàng khoảng 55% trên tổng giá trị căn nhà, tức là khoảng hơn 4 tỷ đồng. Riêng tiền lăi mỗi năm đă vào khoảng 660 triệu, tương đương 55 triệu đồng mỗi tháng, chưa kể nợ gốc", ông nói và cho biết chưa đồng thuận với tất cả phương án chủ đầu tư đề xuất.
Lối vào dự án Cocobay Đà Nẵng. Ảnh: Empire Group.
Ông Long (Đống Đa, Hà Nội) cũng mua căn shophouse trị giá 15 tỷ đồng từ tháng 3/2017 nói thêm: "Không chỉ vỡ mộng có nguồn thu nhập ổn định, giờ chúng tôi lại thêm cục nợ lớn thế này chưa có phương án khai thác nào để trả", ông Long nói.
Điểm bất thường, theo nhà đầu tư tên Vinh (TP HCM) là khi doanh nghiệp vỡ trận, ngân hàng thậm chí c̣n đ̣i nợ sớm hơn thời hạn, khách hàng phải tự "bơi". Ông dẫn chứng, lịch trả nợ gốc và lăi vào hai kỳ 25/1 và 25/7 hàng năm nhưng ngày 25/6 vừa qua, ngân hàng đă gửi trát đ̣i nợ. Ông cho rằng, bản chất hợp đồng vay là cam kết 3 bên khách hàng được sự bảo lănh của chủ đầu tư và nhà băng.
Một nhà đầu tư khác tên Thanh (TP HCM) cũng cho biết không thể đồng ư các giải pháp xử lư của Empire Group v́ cho rằng "đều gây bất lợi cho bên mua". Khách hàng không có được thông số cụ thể để tính toán ḍng tiền thâm hụt nên khó cân nhắc phương án nào phù hợp.
Ngay cả những sản phẩm đă bàn giao, vận hành, bà cũng lo khó khai thác khi dự án kinh doanh kém, chất lượng quản lư, dịch vụ và tiện ích chưa đủ sức hấp dẫn du khách t́m đến. Chính bà Thanh từng trải nghiệm đi nghỉ tại căn condotel của ḿnh ở Cocobay nhưng nhanh chóng thất vọng v́ các tiện ích không đáp ứng được nhu cầu nghỉ dưỡng cao cấp.
Khi thừa nhận vi phạm hợp đồng, ông Nguyễn Đức Thành - Chủ tịch HĐQT Empire Group, đại diện chủ đầu tư Tổ hợp Cocobay Đà Nẵng cho rằng, nếu thanh lư hợp đồng và nhận lại tiền, khách hàng vẫn được đảm bảo quyền lợi hợp pháp, không mất và chưa thiệt hại ǵ. "Nếu khách hàng không chấp nhận, có thể kiện", đại diện chủ đầu tư nói.
Thực tế, khách hàng mua condotel Cocobay cho biết họ mất rất nhiều chi phí cơ hội khi đổ tiền vào sản phẩm này. Bà Thanh cho rằng có nguy cơ ôm một sản phẩm lỗi, tài sản mất giá theo thời gian. "C̣n nếu trả lại hàng, tôi chỉ được bồi thường giá trị hợp đồng ban đầu, chưa kể các chi phí quản lư, vận hành, bảo lănh ngân hàng... ăn ṃn vào ḍng vốn", bà nói.
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM, Lê Hoàng Châu cho biết, cam kết lợi nhuận là một trong những yếu tố quan trọng thu hút khách hàng quyết định mua condotel. Nhưng cam kết lợi nhuận thực chất chỉ là một thủ thuật marketing tinh vi tuy được thể hiện trong hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng nhưng không có cơ sở vững chắc để bảo vệ người mua.
Chuyên gia này cho biết, cơ sở pháp lư của việc cam kết lợi nhuận này là rất yếu và cơ sở kinh tế (các điều kiện kinh doanh để có ḍng tiền chi trả lợi nhuận khủng) cũng mong manh, thiếu thuyết phục. Do đó, khi xảy ra sự cố, khách hàng, nhà đầu tư condotel sẽ gánh phần thiệt tḥi nhiều hơn và đây là thị trường đầu tư bất cân xứng giữa bên bán và bên mua.
Ông Châu cho rằng, với dự án quy mô lớn như Cocobay, nếu để người mua tự quản, tự vận hành sẽ dẫn đến kết cục xấu hơn nên cần cả chủ đầu tư và khách hàng phải cùng thống nhất được hướng giải quyết.
Chủ tịch HoREA cũng nhấn mạnh, sự cố của Cocobay sẽ không phải cá biệt của thị trường đầu tư condotel tại các thành phố biển Việt Nam. Đây có thể là mắt xích điển h́nh của thị trường condotel và kịch bản vỡ trận sẽ c̣n tiếp diễn nếu các chủ đầu tư chỉ chăm chăm chạy đua cam kết lợi nhuận để bán hàng nhưng thiếu chăm chút chất lượng, dịch vụ, quản lư, vận hành dự án.
VietBF © sưu tầm