Iran đă phát triển thành công kho tên lửa mạnh nhất Trung Đông dù hứng chịu nhiều lệnh trừng phạt. Điều này đă được Lầu Năm Góc thừa nhận.
"Iran sở hữu chương tŕnh phát triển tên lửa rất lớn, với quy mô cùng độ tinh vi của lực lượng tên lửa tiếp tục gia tăng bất chấp các nỗ lực ḱm hăm trong nhiều thập kỷ", Cơ quan T́nh báo Quốc pḥng Mỹ cho biết trong nghiên cứu công bố hôm 19/11.
Báo cáo nhấn mạnh lực lượng tên lửa của Iran "lớn nhất Trung Đông". Một quan chức giấu tên của t́nh báo Mỹ sau đó cho biết đánh giá này được đưa ra khi so sánh với cả tiềm lực tên lửa của Israel, quốc gia được cho là có nền quốc pḥng hàng đầu khu vực.
Nghiên cứu của Cơ quan T́nh báo Quốc pḥng Mỹ cho biết Iran coi tên lửa là "quân bài chiến lược" do những hạn chế của lực lượng không quân.
"Do thiếu hụt lực lượng không quân hiện đại, Iran sử dụng tên lửa đạn đạo như một phương án tấn công tầm xa, nhằm ngăn các đối thủ trong khu vực tấn công họ, đặc biệt là Mỹ, Israel và Arab Saudi", báo cáo cho biết.
Nghiên cứu của Lầu Năm Góc nói thêm rằng quốc gia Cộng ḥa Hồi giáo này đă phát triển một loạt tên lửa có thể tấn công ở khoảng cách 2.000 km, đủ sức vươn tới Israel hay Arab Saudi.
Tên lửa Shahab-3 được trưng bày tại Quảng trường Bahahani, Tehran, Iran hôm 26/9. Ảnh: AFP.
Iran năm 2017 phô diễn tên lửa đạn đạo Khoramshahr có tầm bắn 2.000 km và có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân. Nghiên cứu của t́nh báo quân đội Mỹ cho rằng Khoramshahr dường như sử dụng công nghệ từ Triều Tiên.
Christian Saunders, chuyên gia về Iran tại Cơ quan T́nh báo Quốc pḥng Mỹ, cho rằng tiềm lực quân sự của Iran sẽ tiếp tục gia tăng nếu quốc gia này được dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí vào năm tới.
Liên Hợp Quốc áp lệnh cấm Iran nhập khẩu hầu hết các loại vũ khí từ năm 2006, nhưng lệnh cấm sẽ hết hạn 5 năm sau khi nước này thực hiện thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch Hành động chung Toàn diện (JCPOA) vào năm 2015.
JCPOA được Iran, Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc và Nga kư nhằm ḱm hăm chương tŕnh phát triển vũ khí hạt nhân của Tehran, để đổi lấy việc nới lỏng lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump năm ngoái tuyên bố rút khỏi thỏa thuận, đồng thời thực hiện chiến dịch "gây áp lực tối đa" khi áp đặt thêm lệnh cấm vận xuất khẩu dầu mỏ và cô lập nền kinh tế Iran.
VietBF © sưu tầm