Những người Việt đang lo lắng cho số phận của ḿnh. Những người này sang Mỹ trước 1995 nhưng đă từng phạm tội. Nguy cơ bị trục xuất khỏi Mỹ.
Hơn một chục dân biểu liên bang Hoa Kỳ thuộc đảng Dân Chủ vừa tổ chức một cuộc hội thảo tại Quốc Hội hôm Thứ Tư, 13 Tháng Mười Một, nhằm vận động tu chính một đạo luật di trú với mục đích chống trục xuất những người Việt Nam định cư tại Mỹ trước ngày 12 Tháng Bảy, 1995, từng phạm tội nhưng nay đă măn hạn tù và đang sống cuộc sống b́nh thường.
Tu chính này cũng nhằm giúp những người Lào và Cambodia trong hoàn cảnh tương tự.
Trả lời phỏng vấn nhật báo Người Việt, anh Tùng Nguyễn, một trong ba diễn giả người Việt Nam tham dự hội thảo, nói: “Mục đích của hội thảo này là các dân biểu lắng nghe tŕnh bày của chúng tôi, để họ có thể đề nghị sửa đổi luật di trú hiện nay, mà theo đó, những ai chưa có thẻ xanh hoặc quốc tịch mà phạm tội h́nh, coi như không được cấp thẻ này hoặc trở thành công dân, cho dù người đó đến Mỹ lúc nào.”
Ngày 22 Tháng Giêng, 2008, tại Hà Nội, bà Julie Myers, phụ tá bộ trưởng Bộ Nội An Hoa Kỳ, và ông Đào Việt Trung, thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Việt Nam, kư một thỏa thuận, theo đó, chỉ nhận những công dân Việt Nam không phải là công dân Mỹ hoặc công dân bất cứ nước nào, trước đây từng sống ở Việt Nam và hiện không sống tại quốc gia thứ ba, vi phạm luật Hoa Kỳ và bị giới chức thẩm quyền ra lệnh trục xuất, sau khi hoàn tất án tù v́ phạm tội.”
“Thỏa thuận này không áp dụng với công dân Việt Nam đến Mỹ trước ngày 12 Tháng Bảy, 1995, ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.”
Buổi hội thảo do Dân Biểu Judy Chu (California) tổ chức chính.
Bà Chu hiện là chủ tịch Tiểu Ban Điều Tra, Giám Sát, và Quy Định, thuộc Ủy Ban Doanh Nghiệp Nhỏ Hạ Viện. Bà cũng là thành viên Ủy Ban Thuế rất quyền lực tại Hạ Viện và là chủ tịch Nhóm Dân Biểu Người Mỹ Gốc Châu Á-Thái B́nh Dương (CAPAC).
Ngoài ra, theo thông báo, buổi hội thảo c̣n có sự tham dự của các dân biểu Alan Lowenthal (California), Al Green (Texas), Brendan Boye (Pennsylvania), Zoe Lofgren (California), Pramilla Jayapal (Washington), Lou Correa (California), Ted Lieu (California), Grace Meng (New York), Gil Cisneros (California), Susan Davis (California), Ami Bera (California), và Maxine Waters (California).
“Như trường hợp của tôi, từng bị tù, sau khi măn hạn, tôi trở lại cuộc sống b́nh thường, được Thống Đốc Jerry Brown (Dân Chủ) của California ân xá, v́ lúc phạm tội tôi c̣n ở độ tuổi vị thành niên, có hạnh kiểm tốt trong tù, và không trực tiếp giết người,” anh Tùng giải thích.
“Chúng tôi đề nghị các dân biểu tu chính luật trục xuất, ví dụ, những ai ra tù 10 năm, có hạnh kiểm tốt, có cuộc sống ổn định, nên được quyền xin thẻ xanh, hoặc họ nên được vợ hay chồng là công dân Mỹ bảo lănh,” anh nói thêm.
Anh Tùng cho biết thêm, các diễn giả cũng đề nghị áp dụng “ân xá” này đối với những người qua Mỹ trước ngày 12 Tháng Bảy, 1995 “bởi v́ hiện nay họ đang bị bế tắc, v́ chính quyền Donald Trump vẫn đ̣i áp dụng lệnh trục xuất, nhưng phía Việt Nam không chịu nhận.”
“Hy vọng họ tu chính luật, chứ cứ để như hiện nay, th́ những người này bị kẹt,” anh Tùng giải thích thêm. “Ngoài ra, đối với các tội h́nh sự, nếu xét theo định nghĩa của người Mỹ, th́ quá gắt gao đối với người Việt Nam và khi áp dụng th́ không công bằng.”
Từ trái, anh Phal Sok, Luật Sư Phi Nguyễn, Dân Biểu Pramilla Jayapal, Dân Biểu Judy Chu, Dân Biểu Maxine Waters, cô Quyên Đinh, và anh Tùng Nguyễn tại hội thảo. (H́nh: Văn Pḥng Dân Biểu Maxine Waters cung cấp)
Anh Tùng cho biết các diễn giả cũng đề nghị các nhà lập pháp, khi tu chính, nên xem xét Đạo Luật SB 260 và Đạo Luật SB 1437 của California.
SB 260 cho phép hầu hết những người phạm tội khi c̣n độ tuổi vị thành niên mà bị xử như người lớn được cơ hội thứ nh́ làm lại cuộc đời.
SB 1437 thay đổi một số điều khoản liên quan đến thời điểm một người phạm tội giết người. Đạo luật này cũng cho phép người bị kết tội giết người được yêu cầu ṭa án xem xét lại bản án dựa theo luật mới.
Cũng hôm Thứ Tư, Dân Biểu Maxine Waters, một thành viên CAPAC, gởi ra một thông cáo báo chí cho biết nhóm này tổ chức buổi hội thảo để cho mọi người biết họ đang “cố gắng bảo vệ những di dân gốc Đông Nam Á, đặc biệt là người Việt Nam, người Lào, và người Cambodia, để những người này không bị chính quyền Donald Trump trục xuất qua việc bắt bớ, giam cầm, trục xuất, mang tính kỳ thị, nhắm vào nhóm người này.”
“Chính sách kỳ thị và chống di dân của Tổng Thống Donald Trump gây ra sợ hăi cho di dân gốc Đông Nam Á quả thật là sốc đối với mọi người Mỹ yêu nước. Trong hơn hai năm, chính quyền này đă thực hiện các cuộc bố ráp đối với người Đông Nam Á – mà nhiều người là thường trú nhân hợp pháp – và kết quả là có hàng trăm người Việt Nam, Lào, và Cambodia, bị bắt, và trong một số trường hợp, bị trục xuất. Là đại diện của cộng đồng người Mỹ gốc Châu Á-Thái B́nh Dương, tôi rất hiểu những chính sách vô lương tâm của Tổng Thống Trump đang hủy hoại an toàn, an ninh, và ổn định của các gia đ́nh chăm chỉ làm việc trong địa hạt do tôi đại diện,” Dân Biểu Waters được trích lời nói.
Bà cho biết tiếp: “Trong lúc các đồng viện Dân Chủ của tôi và tôi tiếp tục thực hiện cải tổ chính sách di trú, chúng ta phải lên tiếng và đấu tranh để bảo vệ cộng đồng gốc Đông Nam Á này. Hoàn cảnh của họ là hoàn cảnh của chúng ta. Cuộc đấu tranh của họ là cuộc đấu tranh của chúng ta.”
Theo thông cáo, kể từ đầu năm 2017, cảnh sát di trú (ICE) dưới chính quyền Donald Trump đă bắt hơn 200 thường trú nhân Việt Nam, Lào, và Cambodia, khắp Hoa Kỳ, gây ra lo sợ trong những cộng đồng gốc Đông Nam Á.
Theo thống kê của “Southeast Asia Resource Action Center,” số người Cambodia bị trục xuất tăng 279%, và người Việt Nam bị trục xuất tăng 68% trong khoảng thời gian từ năm 2017 đến năm 2018.
Trong hai năm 2017 và 2018 các dân biểu thuộc CAPAC cũng gởi thư đến chính quyền Donald Trump đ̣i hỏi giải thích về t́nh trạng gia tăng trục xuất ở mức chưa từng có đối với người thuộc các quốc gia Đông Nam Á.
Ngoài anh Tùng, hội thảo c̣n có ba diễn giả khác là Luật Sư Phi Nguyễn, thuộc Trung Tâm Pháp Lư Người Mỹ Gốc Châu Á (AAAJ); cô Quyên Đinh, thuộc “Southeast Asia Resource Action Center;” và anh Phal Sok, thuộc “Youth Justice Coalition.”
Anh Tùng kết luận: “Qua hội thảo này, sự việc chúng tôi được lên tiếng là một thành công. Ít nhất, các dân biểu lắng nghe chúng tôi. Tất cả họ đều nhấn mạnh rằng, chính sách trục xuất th́ quốc gia nào cũng có, nhưng chính sách của Mỹ hiện nay là một sự phản bội.”
“Năm tới là năm bầu cử, chưa biết t́nh h́nh sẽ ra sao. Có thể có sự thay đổi để có thể giúp hàng ngàn người Việt Nam sống ở Mỹ thoải mái hơn,” anh nói thêm.
VietBF@ sưu tầm.