Chính trị ở Ukraina đang lo sợ bị bỏ rơi khi chính quyền Mỹ đấu đá lẫn nhau. Ukraine hiện là trung tâm của cuộc đối đầu giữa Nga và thế giới Tây Âu, nhưng chính quyền quốc gia này hiện đang ngày càng cảm thấy lẻ loi và lo sợ bị thành phần ủng hộ họ ở Washington D.C. bỏ rơi, v́ đă để bị kẹt vào cuộc đấu đá chính trị nội bộ Mỹ.
Đại sứ Mỹ ở quốc gia này, người bất ngờ bị triệu hồi vào đầu năm nay, và hôm Thứ Sáu ra điều trần trước Quốc Hội, cho đến nay vẫn chưa chính thức được thay thế. Đặc sứ Mỹ, người có trách nhiệm giúp Ukraine đối phó với sự đe dọa của thành phần ly khai có sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Nga, cũng từ chức khoảng hai tháng trước đây. Trong khi đó, các giới chức Mỹ cấp thấp hơn c̣n ở lại thủ đô Kyiv cũng né tránh không có nhiều giao tiếp như trước.
Sự sút giảm nhanh chóng trong quyết tâm của Washington nhằm bảo vệ đồng minh Đông Âu này khiến Ukraine khó có thể đối phó với các áp lực của Nga.
Tổng Thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hiện chuẩn bị gặp Tổng Thống Nga Vladimir Putin trong tháng tới để t́m cách chấm dứt cuộc chiến ở vùng Đông Ukraine, nhưng ngay lúc này phía Mỹ coi như bỏ mặc quốc gia đồng minh từng có vai tṛ quan trọng này.
Một thành viên trong ủy ban ngoại giao ở quốc hội Ukraine nói với hăng thông tấn AP rằng các giới chức Mỹ ngày càng tỏ thái độ ‘mặc kệ’ Ukraine, và cũng không muốn đến tham dự các cuộc họp chung để bàn cách đối phó với Nga.
Giới chức Ukraine này nói rằng điều này được thấy rơ ràng hơn từ khi đặc sứ Kurt Volker từ chức hồi Tháng Chín, khiến không c̣n ai điều hợp các nỗ lực trợ giúp Ukraine ở Washington.
Ông Mykola Sunhurovskyi, thuộc trung tâm nghiên cứu Razumkov Center tại Kyiv, nói: “Chính sách về Ukraine của Tổng Thống Trump không rơ ràng và nhất quán, giống như một cái xích đu, và chính quyền ở Kyiv không thích ứng kịp với t́nh trạng đó.”
Theo ông Sunhurovskyi, viện trợ quân sự Mỹ chiếm khoảng 10% ngân sách quốc pḥng Ukraine, và sự trợ giúp đó cần thiết cho quân đội đang thiếu thốn trang bị của quốc gia này. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn nữa chính là “chỉ dấu cho thấy sự quyết tâm của Washington nhằm hỗ trợ cho Ukraine.”
Ông Sunhurovskyi nói: “Viện trợ quân sự Mỹ là một tín hiệu chính trị quan trọng, cho thấy Ukraine là nạn nhân của nước Nga hiếu chiến.”
Các quốc gia Tây Âu cũng cung cấp viện trợ cho Ukraine, nhưng chính quyền Kiyv nay thấy rằng các hỗ trợ này nay cũng giảm sút.
Một số quốc gia trong khối EU đang thúc đẩy việc rút lại các biện pháp trừng phạt nhắm vào Moscow, vốn được đưa ra sau khi Nga đưa quân chiếm đóng bán đảo Crimea của Ukraine năm 2014 và sau đó sát nhập vào Nga.
Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron mới đây cũng lên tiếng kêu gọi có sự ḥa hoăn với Nga.
“Sự dè dặt của Tổng Thống Trump và v́ Mỹ không có một chiến lược rơ ràng sẽ buộc Kyiv có hành động nhượng bộ Nga,” theo ông Vadim Karasev, đứng đầu Viện Chiến Lược Quốc Tế ở Kyiv.
“Viện trợ quân sự Mỹ khẳng định quan điểm của Tây Âu về Ukraine,” ông Karasev nói.
Theo ông Karasev th́ một khi vai tṛ của Mỹ ở Âu Châu sút giảm th́ ảnh hưởng của Nga sẽ tăng lên và “quả lắc lịch sử này nay đă bắt đầu chuyển động do thái độ của Tổng Thống Trump.”