11/15/19
(Washington Post) – Bị sa thải vào tháng 4 vừa qua giữa chiến dịch bị bôi nhọ, cựu Đại sứ Mỹ tại Ukraine Marie Yovanovitch vào thứ Sáu đă ra khai trong phiên điều trần điều tra luận tội công khai về Tổng thống Donald Trump.
Dưới đây là những điểm nổi bật trong phiên điều trần công khai thứ hai.
1. Trump bị tố cáo “hăm doạ nhân chứng” – Cộng hoà bị phản tác dụng
Có lẽ giây phút đầy màu sắc nhất trong phiên điều trần khi Tổng thống Donald Trump – người từ Toà Bạch Ốc tuyên bố sẽ không xem điều trần ngoài phần mở đầu của Dân biểu Cộng hoà Devin Nunes (California) – lên Twitter tấn công Yovanovitch.
“Bất cứ nơi nào Marie Yovanovitch đến đều trở nên tồi tệ. Bà ta bắt đầu ở Somalia, rồi mọi chuyện như thế nào?” Trump đăng trên Twitter. “Rồi chuyển sang Ukraine, nơi tân Tổng thống nói không hay về bà ta trong cuộc điện đàm lần thứ hai của tôi với ông ta. Đây là quyền tối cao của Tổng thống trong việc bổ nhiệm đại sứ.”
Kinh ngạc, Chủ tịch Uỷ ban T́nh báo Hạ viện (Dân chủ – California) quyết định đọc to mẩu tweet của ông Trump, và cho bà Yovanovitch cơ hội phản hồi.
“Tôi không nghĩ tôi có những quyền lực như vậy,” Yovanovitch đáp trong tiếng cười thở dài. “Không ở Mogadishu, Somalia, không ở những nơi khác.”
“Tôi muốn bà biết rằng, thưa Đại sứ, một số chúng tôi ở đây xem chuyện doạ nạt nhân chứng rất, rất nghiêm trọng,” ông Schiff nói.
Bên cạnh cáo buộc doạ nạt nhân chứng, việc làm của ông Trump đi ngược lại chiến lược mà Cộng hoà đang triển khai trong tuần này, trong đó ít tấn công nhân chứng mà tập trung nhiều hơn vào việc họ không chứng kiến trực tiếp.
Trong giờ giải lao, hai nhà lập pháp Cộng hoà tỏ ra phản đối. “Tôi không đồng t́nh với mẩu tweet,” Uỷ viên Elise Stefanik (New York) nói. “Tôi nghĩ Đại sứ Yovanovitch là một công chức, cũng giống như nhiều công chức khác của chúng ta trong ngành ngoại giao.” C̣n Dân biểu Lix Cheney (Wyoming) cho rằng, bà Yovanovitch “rơ ràng là công chức phục vụ cho chính phủ Mỹ hàng chục năm, và tôi không nghĩ Tổng thống nên làm như vậy.”
Cựu công tố viên đặc biệt điều tra luận tội Tổng thống Bill Clinton vào những năm 1990, ông Kenneth Starr bày tỏ trên Fox News: “Tôi phải nói rằng, Tổng thống không được cố vấn trong quyết định đưa ra ư kiến này. Phán xét vô cùng kém cỏi.”
Trump sau đó phủ nhận việc đang t́m cách hăm doạ Yovanovitch. “Tôi hoàn toàn không nghĩ như vậy,” ông trả lời khi được hỏi liệu có phải đang dùng ngôn từ để hăm doạ hay không.
Đáng chú ư, không một ai trong Cộng hoà hùa theo hay bênh vực ư kiến của ông Trump.
2. Trump làm trật đường ray chính sách đối ngoại
Trong phiên điều trần của ḿnh, Yovanovitch vẽ nên bức tranh một Bộ Ngoại giao và sự xác lập chính sách ngoại giao của Mỹ bị kẹt trong tánh khí bất thường của tổng thống – chủ yếu qua Twitter.
Cựu Đại sứ khai, khi bà muốn Bộ Ngoại giao hay Ngoại trưởng gởi ra thông báo hậu thuẫn nhân viên sau khi bị Donald Trump Jr. tấn công nhưng chỉ nhận được cái lắc đầu v́ có thể bị phá. “Tôi được bảo có quan ngại trên tầng 7 – nơi đặt văn pḥng lănh đạo Bộ Ngoại giao – rằng, nếu một thông báo hậu thuẫn được đưa ra … nó có thể bị làm suy yếu,” Yovanovitch nói.
Khi được yêu cầu làm rơ, Yovanovitch giải thích, người ta quan ngại “tổng thống có thể lên Twitter đưa ra ư kiến mâu thuẫn với Bộ Ngoại giao.”
Cựu đại sứ cũng được hỏi về biên bản cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vào ngày 25 tháng 7, trong đó Trump ca ngợi tổng công tố bị băi nhiệm Yuri Lutsenko. Câu hỏi đặt ra, liệu quan điểm của Đại sứ quán Mỹ tại Ukraine là Lutsenko tham nhũng hay không. “Đúng như vậy,” Yovanovitch nhắc đi nhắc lại.
“Tôi nghe ông có một công tố viên rất giỏi, và ông ta bị sa thải, thật là bất công. Nhiều người nói về điều đó, cách mà người ta loại một công tố viên giỏi, và ông có một số người xấu liên quan,” Trump nói trong cuộc điện đàm với Zelensky.
Không rơ tánh khí bất thường của Trump có thể làm suy yếu các bộ phận khác trong chính phủ. Yovanovitch trên căn bản miêu tả một tổng thống hoàn toàn từ bỏ chính sách chính thức của Hoa Kỳ đối với các đồng minh hàng đầu, và người có những mẩu tweet khiến cấp dưới sống trong sợ hăi.
Lutsenko hồi tháng 3 vô căn cứ cáo buộc Yovanovitch đưa cho ông ta “một danh sách không truy tố.” Vào lúc đó Bộ Ngoại giao có gởi ra thông báo bênh vực bà, và Lutsenko buộc phải rút lại lời cáo buộc. Nhưng ngay cả thông báo đó cũng không từ Ngoại trưởng hay bất cứ viên chức cao cấp nào. Điều này cho thấy nỗi sợ hăi bị ông Trump làm suy yếu Bộ Ngoại giao.
3. Lời quở trách Ngoại trưởng Pompeo mạnh mẽ
Vẫn là nhân viên Ngoại giao mặc dù bị băi nhiệm chức Đại sứ Mỹ tại Ukraine, bà Yovanovitch dành chút ít thời gian trách các lănh đạo Bộ Ngoại giao. Mặc dù không nhắc đích danh, nhưng không khó khăn ǵ để nhận ra mục tiêu thực sự của bà là Ngoại trưởng Pompeo.
Không chỉ tố cáo lănh đạo Bộ Ngoại giao thất bại trong việc sát cánh cùng bà khi chiến dịch bôi nhọ diễn ra, bà Yovanovitch cũng tố cáo họ thất bại trong việc duy tŕ công tác ngoại giao mạnh mẽ.
“Trong phiên điều trần kín vào tháng trước, tôi bày tỏ quan ngại sâu sắc về sự xuống cấp của Bộ ngoại giao trong vài năm vừa qua, và sự thất bại của lănh đạo Bộ trong việc cải thiện khi những lợi ích tham nhũng và nước ngoài rơ ràng đă cướp đi chính sách Ukraine của chúng ta,” Yovanovitch nói. “Tôi vẫn thất vọng rằng lănh đạo Bộ và một số khác từ chối thừa nhận rằng, các cuộc tấn công nhắm vào tôi và những người khác sai trái rất nguy hiểm.”
“Hơn nữa, các cuộc tấn công dẫn đến khủng hoảng trong Bộ Ngoại giao khi tiến tŕnh chính sách rơ ràng không được tháo gỡ, nhiều chỗ trống trong dàn lănh đạo, các viên chức trung và cao cấp cảm thấy bất ổn nên t́m chỗ khác. Khủng hoảng di chuyển từ ảnh hưởng lên các cá nhân sang ảnh hưởng lên cả cơ quan. Bộ Ngoại giao bị xói ṃn từ bên trong ngay vào lúc đầy thách thức, cạnh tranh và phức tạp trên trường thế giới.”
Phụ tá hàng đầu của Pompeo, ông Michael McKinley khai rằng, ông ta và các viên chức khác vận động để có được thông báo bênh vực bà Yovanovitch vào cuối tháng 9, nhưng được bảo rằng, Ngoại trưởng quyết định chống lại thông báo như vậy v́ “không muốn lôi kéo sự chú ư vào bà.”
4. Chiêu tṛ “giới tính” của Cộng hoà
Như Elise Viebeck của Washington viết trước phiên điều trần thứ Sáu, động lực giới tính phần lớn bao trùm trong phiên điều trần. Trong giờ giải lao đầu tiên, Dân biểu Cộng hoà Lee Zeldin (New York) tuyên bố, Dân chủ t́m cách để Yovanovitch “khóc trước ống kính truyền h́nh.”
Nhưng thời điểm quan trọng nhất trên mặt trận đó lại được Cộng hoà tạo ra, và không có ǵ rơ ràng hơn.
Sau giờ giải lao đầu tiên, Nunes t́m cách nhường thời gian thẩm vấn của ḿnh cho Stefanik. Nhưng Chủ tịch Schiff nhắc, Nunes không thể làm như vậy. Ông ta chỉ có thể đích thân đặt câu hỏi hay nhường cho cố vấn pháp lư. “Ông đang bịt miệng một phụ nữ trẻ từ New York à?” Nunes khiêu khích, tạo ra t́nh huống khá xấu cho Schiff, như thể, ông Chủ tịch không cho nữ dân biểu Cộng hoà duy nhất trong uỷ ban đặt câu hỏi v́ rơ ràng không có lư do ǵ ngoại trừ ác cảm giới tính.
Nhưng điều này hoàn toàn sai. Quy định được toàn bộ Hạ viện bỏ phiếu vào tháng trước ghi rơ ràng: Chủ tịch (Schiff) và Phó Chủ tịch (Nunes), mỗi người có 45 phút để đặt câu hỏi hoặc nhường cho nhân viên – cố vấn pháp lư. Sau đó, mỗi uỷ viên sẽ có 5 phút và trong 5 phút này họ có thể nhường cho uỷ viên khác.
Stefanik tuy vậy vẫn t́m cách biến phút này thành vũ điệu chính trị. “Một lần nữa, Adam Schiff thẳng thừng từ chối để một thành viên quốc hội đắc cử đặt câu hỏi chất vấn nhân chứng, chỉ đơn giản chúng tôi là Cộng hoà,” bà Stefanik đăng trên Twitter.
Điều này hoàn toàn không đúng sự thật. Schiff hành động trong khuôn khổ những quy định, và Nunes lẫn Stefanik phải biết rơ điều đó. Không cần nói nhiều, đây rơ ràng là chiêu tṛ của họ.
HG (Theo Washington Post)