Tại sao smartphone Nhật luôn bật âm chụp ảnh? Việc này là bắt buộc ở Nhật. Mục đích là tránh việc chụp ảnh lén bằng smartphone và các thiết bị chụp ảnh.
Việc quay phim chụp ảnh người khác khi chưa được phép thường không được chào đón tại Nhật Bản. Ảnh: NHK.
Tại Nhật Bản, tất cả thiết bị số có khả năng chụp ảnh đều buộc phải có âm thanh chụp, kể cả khi máy ở trạng thái im lặng. Theo Engadget, điều này bắt đầu từ năm 2001, khi những bức ảnh chụp lén dưới váy phụ nữ (up-skirt) bị lan truyền qua email, làm dấy lên mối lo ngại về t́nh trạng chụp ảnh nhạy cảm đối với phụ nữ và ảnh bị phát tán ở cộng đồng mà không có sự đồng ư.
Việc cài đặt âm thanh khi chụp ảnh chưa được Nhật Bản đưa thành luật cụ thể nhưng các nhà sản xuất điện thoại lẫn nhà mạng vẫn tự nguyên đưa tính năng này vào như một trách nhiệm với cộng đồng.
"Khi bán những chiếc điện thoại có tính năng chụp ảnh và dịch vụ gửi h́nh ảnh qua email từ những năm 2000, chúng tôi đă yêu cầu các nhà sản xuất tạo ra âm thanh chụp ảnh bắt buộc, kể cả ở chế độ im lặng trước khi bán ra", đại diện nhà mạng SoftBank, chia sẻ.
Trong khi đó, NTT Docomo cũng khẳng định đă thực hiện biện pháp "ngăn chặn việc ghi h́nh bí mật hoặc xâm phạm quyền riêng tư của người khác" từ lâu. Thậm chí, nhà mạng này c̣n yêu cầu đối tác phải thiết lập âm chụp trên camera càng lớn càng tốt để những người xung quanh có thể phát hiện.
Năm 2008, khi Apple lần đầu tiên bước vào thị trường Nhật Bản với model iPhone 3GS. Trước khi lên kệ, thiết bị này cũng bị buộc phải cài âm chụp ảnh. Doanh nghiệp nước ngoài khác muốn kinh doanh smartphone tại Nhật Bản cũng không ngoại lệ.
Tuy vậy, thực tế tại Nhật Bản, nhiều người vẫn t́m cách "lách luật" bằng cách tải các ứng dụng chặn âm thanh chụp ảnh, hoặc mua các sản phẩm từ nước ngoài có thể ghi h́nh mà không phát ra âm thanh. Japan Times trích lời cảnh sát Tokyo tiết lộ lượng thiết bị ghi h́nh được người Nhật mua ở nước ngoài tăng gấp 2 lần kể từ năm 2007 với 64% trong số đó là smartphone.
Bên cạnh đó, người dân Nhật Bản cũng không thích chụp ảnh với người lạ. "Người Nhật có thể giữ phép lịch sự để chụp chung với bạn một tấm h́nh nếu xin phép, nhưng chưa chắc trong ḷng họ vui vẻ. Dù chưa có luật chính thức nào, việc quay phim chụp ảnh người nào đó nếu chưa có sự đồng ư, bạn rất có thể sẽ bị kiện", chị Lam, một du học sinh Nhật Bản, cho biết. "Nếu ai đó không muốn chụp hay quay phim chung, bạn nên ngừng việc đó ngay lập tức".
Trong các chương tŕnh truyền h́nh thực tế tại Nhật Bản, các cảnh quay có người đi đường th́ những người đó sẽ bị che mặt. Điều này nhằm đảm bảo quyền riêng tư cho những người xung quanh. Theo Japan Times, quyền riêng tư chưa được quy định thành luật ở Nhật Bản. Tuy nhiên, người dân ở đây luôn ư thức rằng cá nhân có quyền được giữ h́nh ảnh riêng, quyền riêng tư, quyền được tôn trọng và không có ai có thể xâm phạm.
Ngay cả ở những khu vực công cộng, việc chĩa ống kính vào một ai đó để chụp ảnh cũng là điều cấm kỵ. Thậm chí, nếu cảnh sát lắp camera trên đường phố nhưng ghi h́nh mà không có lư do chính đáng, họ có thể đă vi phạm quyền riêng tư của công dân và bị kiện ra ṭa. Thực tế, năm 1994, Ṭa án quận Osaka đă xử thắng cho nhóm người kiện cảnh sát sau khi một camera an ninh ghi lại cảnh họ đi trên đường mà chưa có sự cho phép. Năm 2005, một bức ảnh chụp đường phố nhưng cố tập trung vào một phụ nữ với trang phục lạ mắt cũng bị Ṭa án Tokyo tuyên án xâm phạm quyền chân dung.