Mỹ đang thực sự quan tấm đến điều ǵ ở Đông Nam Á. Câu hỏi này được nhiều chuyên gia và các nước châu Á đang đặt ra với Tổng thống Donald Trump.
Trang rawstory.com vừa đăng bài nhận định cho rằng, các đồng minh của Mỹ trong khu vực đang cảm thấy thất vọng trước việc Tổng thống Mỹ Donald Trump năm thứ ba liên tiếp không tới Bangkok (Thái Lan) dự Hội nghị Cấp cao Đông Á và Hội nghị Cấp cao Mỹ-ASEAN, đặc biệt trong bối cảnh Bắc Kinh đang làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông.
Cố vấn An ninh Quốc gia Robert O'Brien tại Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) tại Bangkok, Thái Lan. (Nguồn: AFP)
Thay vào đó, đoàn đại biểu Mỹ xuất hiện tại Thái Lan lần này chỉ do tân Cố vấn An ninh Quốc gia Robert O'Brien phụ trách, cấp tham dự thấp nhất trong ṿng 8 năm trở lại đây.
Gần đây nhất, cựu Tổng thống Barack Obama năm 2011 dẫn đầu đoàn đại biểu Mỹ tham dự các cuộc họp liên quan trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN tổ chức tại Indonesia.
Ngược lại, Trung Quốc những năm gần đây đều cử quan chức đứng đầu chính phủ đến dự các kỳ thượng đỉnh của ASEAN. Lần này cũng vậy, ông Lư Khắc Cường, Thủ tướng Quốc Vụ viện Trung Quốc cũng đă có mặt tại Bangkok để họp bàn với các đối tác về những vấn đề liên quan.
Theo giới chuyên môn, Hội nghị Cấp cao là một cơ hội hiếm có để nguyên thủ các nước công khai thảo luận về một loạt các vấn đề quan trọng, thậm chí gai góc như kinh tế thương mại, chủ nghĩa khủng bố và tranh chấp chủ quyền…
Việc ông Donald Trump một lần nữa vắng mặt tại Hội nghị Cấp cao ASEAN, khiến cho dư luận tiếp tục hoài nghi về vai tṛ chiến lược và tầm quan trọng của khu vực Đông Nam Á đối với Washington.
Nhận định về động thái này của Washington, Giám đốc điều hành Tập đoàn Eurasia Robert D. Kaplan cho rằng, “Tổng thống Trump không quan tâm tới châu Á. Ông ấy chỉ muốn đạt được một thỏa thuận thương mại tốt với Trung Quốc và có thể là cả Hàn Quốc. Đó không phải là chính sách. Đó là thỏa thuận”.
Trong khi đó, báo cáo chiến lược của Lầu Năm Góc công bố trong năm nay gọi khu vực Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương là “khu vực khả thi nhất và duy nhất đối với tương lai của Mỹ”.
Ông Kaplan cảnh báo nếu Mỹ “không thể cho thấy sự ủng hộ và một tầm nh́n, tất cả các đồng minh của Mỹ sẽ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc t́m kiếm các thỏa thuận với Trung Quốc”.
Tuần trước, Moscow thông báo Tổng thống Vladimir Putin đă chấp nhận lời mời của người đồng cấp Philippines Rodrigo Duterte đến thăm Manila. Như vậy, ông Putin sẽ là nhà lănh đạo Nga đầu tiên thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước đến Philippines sau 40 năm.
Ông Kaplan nói: “Tổng thống Putin chấp nhận lời mời của Tổng thống Duterte ngay trước cuộc đàm phán về dầu khí ở Manila - Bắc Kinh - Biển Đông. Đây có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên? Mặc dù Lầu Năm Góc sở hữu những người rất giỏi ở mọi cấp độ đang nỗ lực cạnh tranh quân sự với Trung Quốc, song cuối cùng tất cả cũng là vô ích một khi họ có một vị tổng thống không quan tâm vấn đề này".
Biển Đông gần với Trung Quốc cũng như Biển Caribbean sát sườn với Mỹ. Ngoài ra, Trung Quốc c̣n có lợi thế địa lư rộng lớn. “Cách duy nhất Mỹ có thể vượt qua lợi thế đó của Trung Quốc là phải chứng minh rằng Mỹ cảm thấy ḿnh là một cường quốc hướng về châu Á và điều đó có nghĩa là họ phải tham gia các cuộc họp và bày tỏ sự quan tâm đến khu vực. Trump không có ư định làm điều đó”, ông Kaplan b́nh luận.
Chuyên gia Greg Polling, Giám đốc AMTI thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cảnh báo, các tàu dân quân bán quân sự của Trung Quốc đội lốt tàu cá là một cách thông minh để Bắc Kinh khẳng định sự thống trị của ḿnh, đồng thời tránh xung đột quân sự.
“Mỹ cần phải quay lại với những phản ứng quân sự nghiêm ngặt”, chuyên gia này đề xuất.
Theo ông Polling, hải quân Mỹ có vai tṛ ngăn chặn sự xâm lược công khai và ủng hộ các đối tác. Tuy nhiên, hải quân Mỹ không thể bảo đảm quyền đánh cá cho ngư dân Philippines hoặc quyền thực thi pháp luật cho các nước khác trong khu vực. “Mỹ cần một nỗ lực ngoại giao hoặc kinh tế để thuyết phục Trung Quốc sửa đổi yêu sách hoặc hành vi của họ”, ông nói.
VietBF@ sưu tầm.