Mọi thứ đâu có đễàng, Mỹ sẽ nếm vị đắng hút dầu mỏ Syria. Theo tính toán, nếu Mỹ quyết tâm hút dầu Syria, họ sẽ phải đầu tư một hệ thống đường ống mới trị giá hàng tỷ USD.
Ngày 5/11, Thứ trưởng Ngoại giao Nga, ông Serge Vershinin nhấn mạnh rằng, quyết định của Mỹ khi thiết lập các căn cứ quân sự của nước này tại Syria với lư do bảo đảm an toàn cho các mỏ dầu là bất hợp pháp, v́ hành động này vi phạm luật pháp quốc tế.
"Theo quan điểm của chúng tôi, bất kỳ hành động nào nhằm củng cố sự hiện diện quân sự bất hợp pháp của Mỹ [ở Syria] đều đi ngược lại luật pháp quốc tế và không thể chấp nhận được", Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga nói.
Tuyên bố trên của Bộ Ngoại giao Nga được đưa ra ngay sau khi truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin, Mỹ bắt đầu xây dựng hai căn cứ quân sự mới ở khu vực giàu tài nguyên phía đông tỉnh Deir Ezzor. Theo một số nguồn tin, căn cứ của quân đội Mỹ được dựng gần căn cứ của Lữ đoàn 113 (thuộc quân đội Syria trước đây).
Đây không phải là lần đầu tiên Nga lên án việc cát cứ khu vực mỏ dầu ở Syria. Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng khẳng định rằng, các hành động của Mỹ tại Syria vi phạm luật pháp quốc tế.
Ông Lavrov chỉ trích, Mỹ đă quá ngạo mạn khi đưa quân đến canh gác các mỏ dầu ở Syria, trong khi chưa biết thật ra phải bảo vệ các mỏ dầu này khỏi tay ai.
Lực lượng đặc nhiệm Mỹ ở Syria
Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ra quyết định rút toàn bộ quân khỏi Syria, Thổ Nhĩ Kỳ triển khai chiến dịch Mùa xuân Ḥa b́nh, người Kurd rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan.
Lực lượng dân chỉ Syria (SDF) đă phải cầu cứu chính quyền Tổng thống Assad ngăn chặn bước tiến của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.
Đáp lại lời cầu cứu từ SDF, quân đội Nga và chính phủ Syria đă nhanh chóng thay chân Mỹ, cản bước tiến của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời đi đến một thỏa thuận ngừng bắn kéo dài.
Sau khi vùng an toàn rộng 32km được thiết lập dọc biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ, sự an toàn của người Kurd được đảm bảo th́ bỗng nhiên lực lượng này trở mặt. SDF mở cửa đón quân đội Mỹ vào các mỏ dầu, bất chấp lời kêu gọi của Nga (Nga kêu gọi chính phủ Syria tiếp quản các mỏ dầu ở đông Deir Ezzor).
Nhiều ư kiến cho rằng, những tuyên bố của Nga về việc yêu cầu Mỹ rút quân chỉ mang tính h́nh thức, thực chất Mỹ vốn chẳng quan tâm đến những tuyên bố đó. Bởi lẽ, Mỹ vốn đă giẫm lên luật pháp quốc tế kể từ khi tham chiến ở Syria dưới danh nghĩa chống khủng bố.
Tuy nhiên, giới phân tích lại cho rằng, Nga chắc chắn sẽ không để Mỹ yên ổn hút dầu ở Deir Ezzor.
Hiện nay, t́nh h́nh chiến sự ở tây bắc Syria đang vô cùng khốc liệt. Sau khi giải quyết những điểm nóng này, Moscow sẽ cho Washington thấy rằng, để kiếm được 30 triệu USD/tháng từ mỏ dầu Syria không phải là dễ dàng.
Thực tế, hệ thống đường ống dẫn dầu ở Syria đều nằm ở phía tây Euphrates. Ngay cả khi Mỹ kiểm soát các mỏ dầu cũng không thể khai thác và xuất khẩu một lượng lớn dầu mỏ nếu không có hệ thống đường ống.
Nếu Mỹ quyết tâm hút dầu Syria, họ sẽ phải đầu tư một hệ thống đường ống mới trị giá hàng tỷ USD - chi phí này có đáng để Mỹ bỏ ra để thu về loại dầu nặng, có giá trị kinh tế thấp hay không?
Mỹ chỉ có thể tiếp tục thu lợi từ việc "bảo kê" cho hoạt động buôn lậu dầu để đút túi 30 triệu USD/tháng (theo thông tin từ Bộ Quốc pḥng Nga). Nhưng chi phí này có đáng để Mỹ hao công tổn sức ở Syria suốt 8 năm qua hay không? Có đủ chi trả cho hoạt động của quân đội Mỹ ở Syria hay không?
Đây rơ ràng là trái đắng chứ không phải quả ngọt như nhiều người vẫn nghĩ bởi mục tiêu lớn nhất của Mỹ là lật đổ Assad chứ không phải mỏ dầu.
Trong một diễn biến mới nhất, Bộ Quốc pḥng Nga tuyên bố rằng quân đội Nga cùng với quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đă bắt đầu đợt tuần tra thứ hai ở khu vực tây bắc Syria.
"Vào ngày 5/11/2019, đợt tuần tra chung thứ hai giữa quân cảnh Nga và lực lượng biên pḥng Thổ Nhĩ Kỳ đă bắt đầu tại một khu vực khác, cách thị trấn Kobani khoảng vài km. Lần đầu tiên, hai bên sẽ tiến hành một tuyến đường tuần tra mới", tuyên bố của Bộ Quốc pḥng Nga cho biết.
Cũng theo Bộ Quốc pḥng, tuyến đường tuần tra này dài hơn 160km. Dự kiến sẽ có khoảng 8 xe quân sự và 50 binh lính sẽ tham gia vào hoạt động này.
VietBF@ sưu tầm.